Cháu bé 13 tuổi mắc acid uric gấp đôi người lớn, thận bị tổn thương

Cậu bé bị sưng đầu gối dài ngày và được người nhà đưa vào viện khám. Kết quả cho thấy chỉ số Acid Uric vượt cao rất nhiều. BS khuyến cáo sai lầm nhiều cha mẹ đang mắc phải.
22/09/2020 06:50

13 tuổi đã bị Acid uric cao gần gấp đôi người lớn

Câu chuyện này xảy ra tại Trung Quốc, trong phòng bệnh, cậu bé Hạo Hạo 13 tuổi đang nằm trên giường bệnh, cơn đau đầu gối của cậu đã dịu đi một chút, và một nụ cười bắt đầu hiện lên trên khuôn mặt trở lại.

Thực tế tình trạng sức khỏe của Hạo Hạo cho thấy, em bị viêm thận do acid uric cao lâu ngày, thận bị teo lại, tình trạng bệnh của em rất đáng lo ngại, đau đầu gối là một trong những triệu chứng điển hình của bệnh gout do acid uric cao.

Các bác sĩ không khỏi thở dài: Mặc dù acid uric cao ngày càng trẻ hóa trong những năm gần đây nhưng vẫn rất hiếm trẻ 13 tuổi có acid uric cao như vậy.

Điều này được hiểu là bố mẹ Hạo Hạo quanh năm đi làm ăn ở nơi khác, còn em và bà ngoại thì ở nhà, là con một trong gia đình nên bà nội rất thương yêu và chiều chuộng bé.

Hạo Hạo thích uống đồ uống bán sẵn kiểu nước ngọt, không thích uống nước lọc bình thường, nên bà nội mua cả thùng đồ uống về nhà.

Hồi đầu năm, Hạo Hạo thường xuyên bị đau đầu gối, bà nội lầm tưởng đó là cơn đau do tăng trưởng và mừng cho đứa trẻ đã lớn.

Tuần trước, bố của Hạo Hạo về nhà, thấy đầu gối của đứa trẻ sưng đỏ rõ ràng nên đưa đến bệnh viện để kiểm tra, điều mà ông không ngờ là acid uric của Hạo Hạo cao tới 670μmol/L (người lớn chỉ 360 ở nữ và 420 ở nam) và thận của cậu bé đã bị tổn thương nghiêm trọng.

Bà thương sai cách, cháu mới 13 tuổi mắc acid uric gấp đôi ngưỡng gây bệnh, thận bị tổn thương - Ảnh 1.

 

Trong những năm gần đây, acid uric cao, được coi là căn bệnh đứng trong nhóm "tứ cao" sau huyết áp, đường huyết và mỡ máu. Vấn đề này đã gây nguy hiểm nghiêm trọng đến sức khỏe của người dân.

Đây là một bệnh chuyển hóa mãn tính, nguyên nhân quan trọng khiến bệnh khởi phát là do rối loạn chức năng chuyển hóa purin trong cơ thể khiến hàm lượng acid uric trong máu vượt quá tiêu chuẩn.

Tỷ lệ tăng acid uric tập trung ở độ tuổi 40-50, nam giới nhiều hơn, acid uric tăng cao trong thời gian dài có thể gây tổn thương nghiêm trọng đến thận.

Tuy nhiên, bệnh nhân acid uric cao ngày càng trẻ hóa, ngày càng nhiều thanh thiếu niên có triệu chứng acid uric cao và bệnh gút. Các bác sĩ cho rằng, nguyên nhân gây ra vấn đề này không thể tách rời hai chữ "ăn uống".

Bà thương sai cách, cháu mới 13 tuổi mắc acid uric gấp đôi ngưỡng gây bệnh, thận bị tổn thương - Ảnh 2.

 

Bác sĩ thở dài: Đừng để trẻ uống nước ngọt thay nước, sẽ làm hại trẻ.

Thức uống đóng chai bán sẵn dạng nước ngọt tuy ngon nhưng phải vừa phải, uống nhiều thì thận không chịu được.

Trước hết, trong đồ uống bán sẵn thuộc dạng nước ngọt có hàm lượng fructose cao, uống nhiều fructose, nạp quá nhiều fructose sẽ cản trở quá trình phân hủy bình thường nucleotide adenin, dễ gây rối loạn chuyển hóa purin, sinh ra lượng lớn acid uric.

Ngoài ra, do nước giải khát có nồng độ đường cao, bản thân nó là chất lỏng có áp suất thẩm thấu cao đối với dịch cơ thể, uống nhiều đồ uống dễ gây lợi tiểu, áp suất thẩm thấu cao, đây là nguyên nhân chính làm tăng nhanh quá trình mất nước và tăng nồng độ acid uric.

Bà thương sai cách, cháu mới 13 tuổi mắc acid uric gấp đôi ngưỡng gây bệnh, thận bị tổn thương - Ảnh 3.

 

Hơn nữa, các chất chua trong đồ uống cũng sẽ có ảnh hưởng lớn đến quá trình đào thải acid uric.

Ngoài đồ uống, 2 loại thực phẩm cũng cần kiêng kỵ đối với người có nguy cơ mắc acid uric cao.

1. Thực phẩm giàu purine

Chúng ta biết rằng purine cuối cùng sẽ được chuyển hóa thành acid uric trong cơ thể, và việc ăn nhiều purine là để cung cấp "nguyên liệu" để sản xuất ra acid uric.

Trong cuộc sống hàng ngày, hải sản, thịt là những thực phẩm chứa nhiều purin mà nhiều người đã biết, điều đáng chú ý là nhiều loại rau quả có hàm lượng purin cao lại dễ bị bỏ qua.

Danh sách để bạn lưu ý bao gồm: rong biển, giá đỗ, đậu lăng, măng tây, nấm đông cô,… là những thực phẩm có hàm lượng purine không kém một số loại thịt, bệnh nhân có acid uric cao nên ăn ít hoặc không nên ăn những thực phẩm này.

2. Rượu

Bản thân rượu không chứa nhiều purine nhưng rượu lại là yếu tố rất không ổn định cho quá trình chuyển hóa purine, uống nhiều rượu dễ dẫn đến rối loạn chuyển hóa purine, từ đó dẫn đến sản sinh quá nhiều acid uric.

Ngoài ra, quá trình chuyển hóa rượu cũng cần một lượng nước lớn, lượng nước tiêu thụ nhiều cũng sẽ khiến nồng độ acid uric tăng cao.

Để tránh xa bệnh acid uric cao, hãy thực hiện thêm 2 điều trong cuộc sống:

Đối với những bệnh nhân có acid uric cao, trước tiên, dưới sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa, uống thuốc hạ acid uric khi cần thiết, đây là phương pháp đối phó cơ bản, nhiều bạn acid uric cao do mải mê làm việc, cẩu thả nên thường dẫn đến tổn thương thận.

Đồng thời, chú ý đến chế độ ăn ít purine trong sinh hoạt và ít uống đồ uống có đường, bạn cũng cần chú ý thêm rằng:

1. Hãy uống nhiều nước

Uống nhiều nước, bổ sung nước, thúc đẩy quá trình đào thải acid uric vừa có tác dụng hiệu quả vừa rất đáng để phát huy. Đặc biệt khi dùng thuốc hạ acid uric cần uống nhiều nước để acid uric không lắng đọng ở niệu đạo.

2. Tập thể dục thường xuyên

Như chúng ta đã biết, tập thể dục là cách tốt để tiêu mỡ, mỡ thừa sẽ cản trở hoạt động của men xanthine oxidoreductase và tăng sản xuất acid uric, việc tập thể dục thường xuyên và tăng cường tiêu thụ mỡ cũng gián tiếp duy trì sự ổn định của quá trình chuyển hóa purine.

Ngoài ra, tập thể dục thường xuyên có thể làm tăng tỷ lệ trao đổi chất của cơ thể, giúp đào thải acid uric, do đó làm giảm hàm lượng acid uric trong cơ thể.

Theo Soha/Trí thức trẻ

 

comment Bình luận

largeer