Chảy nước mũi trong mùa lạnh - khi nào cần đến gặp bác sĩ?
Hầu hết ai trong chúng ta đều sẽ gặp phải vấn đề liên quan đến chảy nước mũi khi trời lạnh ở nhiều mức độ khác nhau. Vậy khi nào chảy nước mũi là một phản ứng phòng vệ bình thường của cơ thể, khi nào là dấu hiệu bất thường?
Theo Science Alert, có khoảng 50-90% người bị sổ mũi khi trời lạnh. Phản ứng tự nhiên này có thể coi là một triệu chứng báo hiệu bạn bị cảm lạnh hoặc cơ thể đang cần sưởi ấm. Những người mắc bệnh hen suyễn, chàm hay cảm cúm, có thể gặp tình trạng chảy nước mũi thường xuyên hơn so với người bình thường. Một nghiên cứu khác được công bố trên chuyên san Annals of Allergy phát hiện: Có đến 96% người khảo sát từng bị chảy nước mũi khi thời tiết trở lạnh; 48% bị ở mức độ vừa và nặng.
Chảy nước mũi có thể xử trí tại nhà
Chảy nước mũi thường xuyên có thể gây nhiều ảnh hưởng đến sinh hoạt của người bệnh, ảnh hưởng giao tiếp cũng như gây nhiều khó chịu cho bệnh nhân. Chảy nước mũi có thể đến từ nhiều nguyên nhân, bệnh lý khác nhau. Có thể tự chăm sóc tại nhà cũng như sử dụng các phương pháp không dùng thuốc.
Đối với trường hợp chảy nước mũi trong mùa lạnh, bệnh nhân cần chú ý thực hiện các biện pháp như: Giữ ấm mũi miệng bằng khăn ấm khi ra ngoài trời. Thở ra qua chiếc khăn sẽ làm ấm và cung cấp hơi ẩm cho không khí giữa mặt bạn và chiếc khăn giúp hạn chế tác động của khí lạnh khô lên mũi; chạy máy tạo độ ẩm khi ở trong nhà; dùng nước muối sinh lý xịt mũi để làm ẩm đường mũi sẽ giúp giữ ẩm cho đường mũi của bạn và giúp bạn không tiết quá nhiều chất nhầy; sử dụng một số loại trà nóng không chứa caffein, chứa thảo mộc có tác dụng kháng histamin, chống viêm và chống sung huyết nhẹ, như cúc La Mã, gừng, bạc hà và cây tầm ma hoặc sử dụng các loại gia vị có chứa nhiều tinh dầu như tía tô, gừng, bạc hà, bạch chỉ, tân di, quế...

Ngoài ra, các bài tập xoa mũi, bấm huyệt, châm cứu giúp khí huyết lưu thông vùng mũi, tập cho cơ thể thích nghi với sự thay đổi nhiệt độ đột ngột. Luyện tập thể dục, dưỡng sinh nâng cao sức đề kháng góp phần làm giảm tình trạng chảy nước mũi, hắt xì khi gặp lạnh.
Khi nào cần đến bác sĩ?
Dịch nhầy được sinh ra trong mũi và các xoang giúp giữ ẩm mũi, sau đó thường được nuốt vào trong cơ thể. Thông thường, dịch nhầy có thể trong hoặc đục, chảy liên tục hoặc ngắt quãng, và ở dạng đặc hoặc loãng. Có nhiều nguyên nhân có thể khiến mũi và các xoang sản sinh quá nhiều dịch nhầy, dẫn đến nghẹt mũi hoặc chảy nước mũi.
Khi có các dấu hiệu như dịch tiết ở mũi có chứa máu; dịch tiết ở mũi trong suốt sau khi gặp chấn thương vùng đầu; dịch màu xanh hoặc vàng đi kèm triệu chứng đau xoang; hoặc có các triệu chứng kèm theo sốt trên 10 ngày, bệnh nhân cần liên hệ với bác sĩ, cơ sở y tế để được tư vấn và điều trị phù hợp.
Theo SKĐS

- bài viết liên quan
-
Cụ bà 97 tuổi bị tiêm nhầm hai mũi vaccine COVID-19 khác hãng
Theo kênh truyền hình RT, con gái của cụ bà Antonietta Pollice sống tại Montreal đã rất bức xúc sau khi mẹ của cô được tiêm hai mũi vaccine khác hãng. Đây được coi là sự việc vi phạm nghiêm trọng hướng dẫn tiêm chủng, khi kết hợp hai loại vaccine khác nhau trong trường hợp không thực sự cần thiết.January 25 at 9:53 pm -
Người đàn ông 45 tuổi mọc răng trong hốc mũi
Vào chiều ngày 19/1, thạc sĩ Lê Quang Hưng, trưởng khoa tai, mũi, họng, Bệnh viện đa khoa Hợp Lực cho biết, sáng cùng ngày, ông cùng ekip gây mê hồi sức đã phẫu thuật thành công cho một bệnh nhân có răng mọc trong hốc mũi.January 20 at 10:27 am -
Cậu bé 6 tuổi bị chó cắn rách mặt phải khâu 90 mũi khi cứu em gái khỏi con chó dữ
Cậu bé Bridger Walker sống ở thành phố Cheyenne, bang Wyoming (Mỹ). Vào ngày 9.6.2020, bé Bridger, khi đó 6 tuổi, bị con chó dữ cắn rách mặt khi cố gắng cứu em gái mìnhJanuary 18 at 6:36 am -
Hoàn tất việc tiêm vắc xin Nanocovax mũi 1 cho 60 tình nguyện viên
Trong ngày 15/1, Học viện Quân y đã tiêm vắc xin Nanocovax liều cao nhất 75mcg cho 13 tình nguyện viên cuối cùng của nhóm 3. Trước đó liều cao nhất cũng đã tiêm cho 7 tình nguyện viên vào các ngày 12 và 14/1. Hiện sức khoẻ các tình nguyện viên nhóm 3 đều ổn định.January 16 at 11:03 am