Chiến dịch tiêm chủng đại trà vaccine ngừa COVID-19 đang được đẩy nhanh tại các nước đang được
Ngoài Israel đứng đầu về tỷ lệ dân số được tiêm vaccine, những nước và vùng lãnh thổ có trên 10% dân số được tiêm ít nhất 1 mũi gồm Anh (27%), Bahrain (16%), Mỹ (13%), Chile (12%), Seychelles (43%) và Maldives (12%). Mỹ đang là nước đứng đầu thế giới về số mũi vaccine được tiên, với 59,6 triệu liều, tiếp theo sau là Trung Quốc hơn 40,5 triệu liều, Anh 17,5 triệu liều, Ấn Độ 10,7 triệu liều và Israel 7,1 triệu liều.
Cuộc chiến đẩy lùi virus đang được tiếp thêm hy vọng khi những vaccine được nhiều quốc gia cấp phép như vaccine của Pfizer/BioNTech (Mỹ/Đức), Moderna (Mỹ), AstraZeneca (Anh/Thụy Điển), Sputnik V (Nga)… đều có kết quả thử nghiệm lâm sàng chứng minh hiệu quả bảo vệ ở mức cao, thường là hơn 90%. Gần đây, Cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm (FDA) Mỹ công nhận vaccine của Johnson & Johnson, chỉ cần một mũi duy nhất cũng phát huy hiệu quả cao hơn 80% trong việc ngừa COVID-19, bao gồm cả các biến thể được phát hiện tại Nam Phi và Brazil. Một nghiên cứu mới của Anh ngày 26/2 cũng chỉ ra rằng, chỉ với một liều duy nhất, vaccine của hãng Pfizer/BioNTech cũng có thể làm giảm số ca nhiễm không triệu chứng cũng như ngăn ngừa đáng kể nguy cơ lây lan virus SARS-CoV-2.
Những dấu hiệu cải thiện trong cuộc chiến đẩy lùi virus SARS-CoV-2 được ghi nhận vào thời điểm nhiều nước đang đẩy mạnh các chiến dịch tiêm chủng và con người đã đạt được nhiều tiến bộ trong việc bào chế, phát triển các loại vaccine. Tuy nhiên, các chuyên gia vẫn cảnh báo rằng thế giới cần tiếp tục đề cao cảnh giác về những diễn biến khó lường của dịch bệnh, chưa kể đến thực trạng chênh lệnh về sự tiếp cận vaccine giữa các nước giàu và các nước nghèo vẫn chưa được cải thiện, trong khi sự an toàn chỉ đạt được nếu như đó là điều dành cho tất cả mọi người.
Trong một nỗ lực nhằm xóa bỏ sự bất bình đẳng trong tiếp cận nguồn vaccine chống COVID-19, ngày 26/2, các nhà ngoại giao cho biết toàn bộ 15 nước thành viên Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đã nhất trí thông qua nghị quyết kêu gọi cải thiện khả năng tiếp cận vaccine ngừa COVID-19 ở các nước đang rơi vào tình trạng xung đột hoặc nghèo đói. Đây là nghị quyết thứ 2 về COVID-19 được cơ quan quyền lực Liên hợp quốc thông qua kể từ khi đại dịch này bắt đầu xuất hiện và khiến thế giới chao đảo từ hơn một năm trước.
Vaccine của AstraZeneca được chứng minh có hiệu quả lâm sàng lên tới hơn 90%. (Ảnh: CNBC) |
Theo số liệu do trang web thống kê worldometers.info công bố, tính đến sáng 27/2, đã có 89.518.324 ca nhiễm COVID-19 trên toàn cầu được công bố khỏi bệnh. Trong số 21.912.337 ca bệnh đang điều trị thì có 21.8200.902 ca ở thể nhẹ (chiếm 99,6%) và 91.435 ca (chiếm 0,4%) còn lại trong tình trạng nghiêm trọng. Dịch bệnh hiện đang tác động đến 219 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Sau nhiều ngày liên tiếp, Mỹ, Ấn Độ, Brazil vẫn là 3 “vùng dịch” lớn nhất trên thế giới.
Trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận thêm 415.796 ca mắc và 9.200 ca tử vong vì đại dịch COVID-19, nâng tổng các con số thống kê được tính tới sáng hôm nay (27/2) lần lượt là 113.958.601 và 2.527.940 trường hợp.
Xét theo quy mô khu vực, số liệu mới cập nhật trên worldometers.info cho thấy tổng số ca nhiễm COVID-19 tại châu Âu là 33.884.778 trường hợp, trong đó có 808.762 ca tử vong và 23.436.911 ca được điều trị khỏi. Trong 24 giờ qua, cựu lục địa ghi nhận thêm 160.211 ca nhiễm và 3.419 ca tử vong mới vì COVID-19.
Trong 24 giờ qua, Bắc Mỹ ghi nhận thêm 88.091 ca nhiễm COVID-19 và 2.874 ca tử vong vì dịch bệnh, nâng các con số thống kê được tại khu vực này tới thời điểm hiện tại lên lần lượt là 33.406.910 và 754.547 trường hợp. Sau nhiều tuần liên tiếp, Mỹ vẫn là vùng dịch lớn nhất tại khu vực và trên thế giới, với tổng số 29.128.213 ca nhiễm và 522.718 ca tử vong vì COVID-19.
Tính đến sáng 27/2, tổng số ca nhiễm COVID-19 tại châu Á là 24.865.238 trường hợp, với 396.703 ca tử vong và 23.384.189 ca điều trị khỏi. Trong tổng số 1.084.346 ca bệnh đang điều trị thì có 21.843 ca trong tình trạng nghiêm trọng. Trong 24 giờ qua, Ấn Độ ghi nhận thêm 16.056 ca nhiễm mới COVID-19, tiếp tục củng cố vị trí “dẫn đầu” châu Á về số ca nhiễm (11.079.094 ca).
Trong 24 giờ qua, Nam Mỹ ghi nhận thêm 82.063 ca nhiễm và 1.730 ca tử vong vì COVID-19, nâng tổng số ca nhiễm tại khu vực này lên 17.842.497 trường hợp, với 463.523 ca tử vong. Sau nhiều ngày dẫn đầu bảng thống kê, Brazil tiếp tục là nước bị tác động nặng nề nhất bởi dịch bệnh trong khu vực, tiếp theo sau là Colombia, Argentina, Peru… với lần lượt: 10.547.794; 2.244.792; 2.098.728; 1.308.722… ca nhiễm COVID-19 được ghi nhận tới thời điểm hiện tại.
Tính đến sáng 27/2, tổng số ca nhiễm COVID-19 tại châu Phi là 3.907.362 trường hợp, trong đó có 103.302 ca tử vong và 3.465.542 ca bình phục. Trong tổng số 338.518 ca đang điều trị thì có 2.580 ca trong tình trạng nguy kịch.
Trong 24 giờ qua, châu Đại Dương có thêm 23 ca nhiễm COVID-19, trong đó 11 ca ở Australia, 8 ca ở French Polynesia, 3 ca ở New Zealand và 1 ca còn lại ở New Caledonia. Hiện khu vực này ghi nhận 51.095 ca nhiễm và 1.088 ca tử vong vì COVID-19. Australia vẫn là nước có số ca nhiễm cao nhất trong khu vực, với 28.958 ca, tiếp theo sau là French Polynesia với 18.387 ca./.
Theo ĐCS VN
- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Reborn Lift – Phương pháp trẻ hóa đa điểm giúp căn chỉnh gương mặt theo chuẩn tỷ lệ vàng
Phương pháp Reborn Lift được nhiều chị em lựa chọn vì mang đến giải pháp trẻ hóa toàn diện, giúp điều chỉnh các đường nét khuôn mặt theo chuẩn tỷ lệ vàng, tạo nên vẻ đẹp hài hòa và tự nhiên. Sử dụng công nghệ nâng cơ đa điểm tiên tiến, Reborn Lift không chỉ giúp làn da trở nên săn chắc mà còn hỗ trợ định hình cấu trúc khuôn mặt, duy trì sự cân đối và nét tươi trẻ lâu dài.November 23 at 6:06 pm -
Hội nghị Quốc tế “Cập nhật chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu – cổ”
Tại Việt Nam, mỗi năm có hơn 20% dân số phải sống chung với viêm mũi xoang mạn tính, trong khi ung thư đầu cổ chiếm tới 10% tổng số ca ung thư - những con số vô cùng đáng báo động. Trước sự gia tăng nhanh chóng của các ca bệnh, việc nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu - cổ đã trở nên vô cùng cấp thiết.November 22 at 3:53 pm -
Đau hơn sau khi tiêm tế bào gốc trong điều trị thoái hóa khớp: Điều bình thường và cách xử lý
Liệu pháp tế bào gốc mang lại hy vọng cho người bệnh trên hành trình tìm kiếm giải pháp cải thiện và giảm bớt đau đớn từ chấn thương hoặc các bệnh lý mãn tính.November 20 at 5:33 pm -
Mở khóa thanh xuân, trẻ khỏe toàn diện với liệu pháp tế bào gốc
Lão hóa là một quá trình phức tạp, không chỉ ảnh hưởng đến làn da, mái tóc mà còn tác động đến cấu trúc và chức năng của các cơ quan bên trong cơ thể. Ngày nay với sự phát triển vượt bậc của y học tái tạo, liệu pháp tế bào gốc được ứng dụng toàn diện giúp cơ thể khỏe mạnh từ bên trong, đồng thời duy trì nét tươi trẻ, rạng rỡ bên ngoài, làm chậm quá trình lão hóa.November 20 at 5:33 pm