Chớ coi thường vết thương nhỏ vì nguy cơ bị uốn ván
Nguy kịch vì chủ quan
Ông Nguyễn Văn Ph. 45 tuổi, Đông Hưng, Thái Bình nhập viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương trong tình trạng sốt cao, cứng hàm, khó nuốt. Tại Bệnh viện tỉnh, ông Ph được chẩn đoán uốn ván. Gia đình lo lắng nên đã vội vàng xin được lên tuyến trên điều trị.
Theo người nhà ông Ph, trước đó, lúc đang mổ cá không may ông Ph bị vết đứt tay. Chủ quan với vết thương nhỏ ông Ph chỉ rửa qua nước rồi lại tiếp tục mổ cá và dọn dẹp. Buổi chiều, ông ra đồng đi làm bình thường.
Một tuần sau, ông Ph sốt cao, khó nuốt, hàm cứng khó cử động. Ông ra phòng khám gần nhà được cho uống hạ sốt. Con gái ông lên mạng đọc triệu chứng sợ quá và nghĩ tới vết thương đứt tay cách đó mấy ngày do mổ cá nên đưa ông lên bệnh viện khám.
Kết quả đúng là bệnh uốn ván. Vết thương sưng và hoại tử dần. Sau đó, ông Ph được giới thiệu sang viện Bỏng quốc gia để điều trị vùng vết thương hoại tử.
Khoa Cấp Cứu - Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 tiếp nhận bệnh nhân nam Đỗ Xuân C., 62 tuổi, tiền sử gout mạn tính 20 năm. Trước vào viện 2 tuần, nhiều hạt tophi hai bàn chân bị vỡ tiếp xúc với bùn đất khi đi bừa ruộng. Nghĩ vết thương không nghiêm trọng, bệnh nhân ở nhà không điều trị gì. Bệnh nhân được đưa vào Khoa Cấp cứu sau một tuần trong tình trạng: cứng hàm, đau vùng cơ căn hai bên, nói khó, nuốt khó tăng dần, thỉnh thoảng có cơn co giật căng cứng lưng, thời gian rất ngắn, vã mồ hôi, sốt cao liên tục 38-39 độ. Sau khi được khám và chẩn đoán, bệnh nhân được chuyển vào điều trị tại khoa Hồi sức truyền nhiễm và sau thời gian dài điều trị bệnh nhân mới được ra viện.
Tử vong cao
Bác sĩ Lê Khánh Ninh – Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Trung ương quân đội 108 cho biết, uốn ván là một loại bệnh nguy hiểm, nguy cơ tử vong rất cao. Đây là một bệnh nhiễm trùng cấp tính do ngoại độc tố của trực khuẩn uốn ván Clostridium tetani phát triển tại vết thương gây ra.
Thông thường trực khuẩn uốn ván xâm nhập vào cơ thể qua các vết thương bị nhiễm đất bẩn, bụi đường, phân người hoặc súc vật, qua các vết rách, vết bỏng, vết thương dập nát, vết thương nhẹ…
Một số trường hợp phẫu thuật hay nạo phá thai trong điều kiện không đảm bảo vệ sinh cũng có khả năng bị nhiễm bệnh. Trẻ em sơ sinh cũng có nguy cơ mắc bệnh, gọi là uốn ván sơ sinh.
Uốn ván là một bệnh nhiễm trùng cấp tính có tỷ lệ tử vong cao. Khi mắc bệnh uốn ván tỷ lệ tử vong rất cao 25 – 90% . Đặc biệt là uốn ván rốn ở trẻ sơ sinh, tử vong trên 95%.
BS Ninh cho biết gánh nặng bệnh tật do uốn ván gây nên vẫn đang hiện hữu từng ngày. Nhiều trường hợp bị uốn ván nguy kịch chỉ từ vết thương nhỏ như gà mổ, gai đâm, vỡ hạt tophi… và hầu hết người bệnh đều không nghĩ mình sẽ mắc uốn ván nên chủ quan trong điều trị, không đi tiêm phòng kịp thời và phải nhập viện khi tình trạng bệnh đã tiến triển nặng.
Theo bác sĩ Ninh triệu chứng của bệnh uốn ván được biểu hiện là những cơn co cứng cơ kèm theo đau, trước tiên là các cơ nhai, cơ mặt, cơ gáy và sau đó là cơ thân mình như ngực, cổ, lưng, bụng và mông. Co các cơ thắt lưng tạo ra tư thế uốn cong lưng đặc trưng. Co thắt các cơ hô hấp ảnh hưởng đến việc hô hấp. Việc co cơ mạnh, đột ngột, kéo dài gây đau cơ, có thể rách cả cơ và gãy xương.
Các triệu chứng khác bao gồm sốt, nhức đầu, bồn chồn, khó chịu, bí tiểu, nóng rát khi đi tiểu và đại tiện mất kiểm soát.
Thời gian ủ bệnh thường trong khoảng 3- 10 ngày nhưng cũng có thể tới 3 tuần. Thời gian ủ bệnh càng ngắn thì nguy cơ tử vong càng cao.
Nếu không được điều trị kịp thời, uốn ván sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như gãy xương: thông thường sẽ bị co thắt cơ hoặc co giật những trường hợp nặng có thể bị gãy xương do những cơn co cứng gồng mình.
Bệnh nhân có thể bị co thắt thanh quản gây khó thở, ngạt thở, suy hô hấp.
Nhiều trường hợp bệnh nhân nếu bị nhiễm trùng lan đến não, cũng có thể gặp tình trạng như động kinh. Viêm phổi do hít vào dịch tiết của dạ dày, dẫn đến viêm phổi, thuyên tắc phổi và có trường hợp suy thận.
Để tránh bị uốn ván, sau khi bị vết thương nên đến các cơ sở y tế để tiêm phòng uốn ván kịp thời. Các thủ thuật, phẫu thuật phải được tiến hành ở các cơ sở đủ điều kiện vô trùng.
- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Hội nghị Quốc tế “Cập nhật chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu – cổ”
Tại Việt Nam, mỗi năm có hơn 20% dân số phải sống chung với viêm mũi xoang mạn tính, trong khi ung thư đầu cổ chiếm tới 10% tổng số ca ung thư - những con số vô cùng đáng báo động. Trước sự gia tăng nhanh chóng của các ca bệnh, việc nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu - cổ đã trở nên vô cùng cấp thiết.November 22 at 3:53 pm -
Đau hơn sau khi tiêm tế bào gốc trong điều trị thoái hóa khớp: Điều bình thường và cách xử lý
Liệu pháp tế bào gốc mang lại hy vọng cho người bệnh trên hành trình tìm kiếm giải pháp cải thiện và giảm bớt đau đớn từ chấn thương hoặc các bệnh lý mãn tính.November 20 at 5:33 pm -
Mở khóa thanh xuân, trẻ khỏe toàn diện với liệu pháp tế bào gốc
Lão hóa là một quá trình phức tạp, không chỉ ảnh hưởng đến làn da, mái tóc mà còn tác động đến cấu trúc và chức năng của các cơ quan bên trong cơ thể. Ngày nay với sự phát triển vượt bậc của y học tái tạo, liệu pháp tế bào gốc được ứng dụng toàn diện giúp cơ thể khỏe mạnh từ bên trong, đồng thời duy trì nét tươi trẻ, rạng rỡ bên ngoài, làm chậm quá trình lão hóa.November 20 at 5:33 pm -
Tầm nhìn “Borderless Future” - Định hình tương lai không biên giới tại nơi làm việc tốt nhất Việt Nam
Ngày 19/11/2024, tại Hội nghị Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024, khi cái tên Unilever Việt Nam được xướng lên ở vị trí số 1 trong danh sách 100 doanh nghiệp lớn có môi trường làm việc tốt nhất, đó không chỉ là khoảnh khắc đáng tự hào mà còn là sự khẳng định cho tầm nhìn, những nỗ lực bền bỉ của một doanh nghiệp Top 1 ngành FMCG trong hành trình xây dựng môi trường làm việc hiện đại, bền vững.November 20 at 5:20 pm