Dẫm đạp phải đinh bị sưng có bị uốn ván không?

Dẫm đạp phải đinh bị sưng có bị uốn ván không? Rất nhiều trường hợp chủ quan khi bị vết thương hở nhỏ dễ dẫn đến nhiễm trùng và bị uốn ván.
31/01/2018 17:51

Dẫm đạp phải đinh bị sưng có bị uốn ván không?

Uốn ván là vi khuẩn sinh nha bào, vi khuẩn thải bớt nước và đông khô như kiểu con kén, ở thế nằm ngủ. Khi xâm nhập vào vết thương, đặc biệt vết thương dập nát nhiều, cộng thêm điều kiện môi trường thiếu ôxy (yếm khí) thì nha bào thoát vỏ phát triển thành vi khuẩn uốn ván, nhân lên tiết ra các độc tố, gây bệnh uốn ván. Độc tố này gây nhiễm độc hệ thần kinh vận động khiến người bệnh bị co cứng toàn thân và co giật liên tục.

Nha bào phổ biến trong môi trường, đất, cát, đặc biệt môi trường có nhiều phân súc vật, số lượng nha bào nhiều lên. Vì thế, bất cứ ai bị vết thương hở như dẫm phải đinh, vật sắc cứa vào da... đều có nguy cơ bị uốn ván.

Bác sĩ Nguyễn Đắc Thọ, Phó Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng TP.HCM cho hay: “Hiện nay việc tiêm huyết thanh SAT (phòng ngừa sau phơi nhiễm bệnh uốn ván do kim loại gỉ sét gây ra) chỉ có thể thực hiện ở trung tâm y tế dự phòng quận, huyện hoặc các bệnh viện. Vì vậy, nếu người dân đã đạp đinh, bị kẽm gai cào... thì phải đến cơ sở y tế quận, huyện để tiêm huyết thanh SAT cho kịp thời”.

dam dap phai dinh bi sung co uon van khong

Dẫm đạp phải đinh bị sưng có bị uốn ván không? Nếu không làm sạch vết thương cẩn thận và tiêm phòng thì có thể bị uốn ván

Tại BV Bệnh nhiệt đới TP.HCM, trên 60% bệnh nhân uốn ván nằm viện là những người lao động chân tay, dễ tiếp xúc với kim loại gỉ sét. Đa số lại là những người ở vùng sâu, vùng xa, ít có cơ hội tiếp xúc với các dịch vụ y tế. Mỗi năm bệnh viện tiếp nhận khoảng 200 ca.

Hiện tại mỗi ngày bệnh viện điều trị 8-10 ca nặng, trong đó có trường hợp phải thở bằng máy. 10 năm trước, khoảng 10% bệnh nhân uốn ván bị chết sau khi nhập viện, đến năm 2009 tỉ lệ tử vong giảm xuống còn 4%.Một ca uốn ván nặng phải điều trị 1-3 tháng, chi phí khoảng 40-50 triệu đồng, có trường hợp tốn 120 triệu đồng. Nếu tiêm VAT để phòng ngừa thì chỉ tốn khoảng 200.000 đồng.

Rất nhiều trường hợp chỉ vì chủ quan xem thường các vết thương hở nhỏ, hoặc không tiên phòng để dẫn đến bệnh uốn ván.

Vì vậy, sau khi dẫm phải đinh khi đang đi trên đường, cần rửa sạch vết thương, lấy sạch đát cát, dị vật, không được băng kín vết thương mà nên để hở để tránh tạo điều kiện thuận lợi cho nha bào uốn ván phát triển.

Bên cạnh đó, người bị thương nên đến Trung tâm y tế dự phòng tại địa phương mình hoặc Khoa cấp cứu của bệnh viện nơi mình sinh sống để được tiêm phòng uốn ván (nếu trong thời gian 10 năm trở lại đây chưa được tiêm phòng) và đồng thời tiêm huyết thanh kháng uốn ván, thường gọi là tiêm SAT (Serum Anti Tatanus)

Khi dẫm phải đinh nên làm gì?

- Không nên cố rút vật nhọn ra nếu nó đã cắm sâu vào cơ thể, điều này có thể khiến vết thương trầm trọng hơn và dẫn tới chảy máu.

- Dùng một miếng gạc hoàn toàn vô trùng bọc xung quanh vật nhọn (vật nhọn dài, cắm sâu)

- Đặt các tấm lót chèn xung quanh vật nhọn để nó khỏi di động.

- Hạn chế tối đa việc vận động mạnh.

dam dap phai dinh bi sung co uon van khong 1

Dẫm đạp phải đinh bị sưng có bị uốn ván không? Bạn cần sơ cứu vết thương cẩn thận và đưa đến cơ sở y tế nhanh nhất

- Đưa bệnh nhân tới các cơ sở y tế để được sơ cứu kịp thời.

- Trường hợp vật nhọn nông, có thể rút ra trực tiếp bằng tay, phải rửa sạch tay trước khi chạm vào vết thương. Nếu vết thương chảy ít máu, để vùng đang chảy máu dưới vòi nước mát trong vài phút. Bằng cách này, những yếu tố có thể gây nhiễm khuẩn sẽ bị loại bỏ và rửa trôi, giảm khả năng đi vào máu.

- Không cọ vết thương khi rửa vì có thể làm vết thương nặng hơn. Không dùng miệng để hút chất bẩn trong vết thương. Lau khô và che phủ vết thương.

- Sử dụng dụng cụ vô trùng để lau khô và ngay sau đó dùng băng chống thấm nước che phủ vết thương. Nhiều người thường không băng bó vết thương vì nghĩ rằng nó không quá nặng. Nhưng tốt nhất hãy băng lại để tránh nhiễm trùng và bụi bẩn xâm nhập về sau, nhất là khi bị đâm ở lòng bàn chân hoặc tay.

comment Bình luận

largeer