Dấu hiệu sốt cao, sưng hàm là bệnh gì

Với một số bệnh thường gặp có dấu hiệu rõ ràng, bạn nên nắm rõ chúng để có phương pháp khám chữa kịp thời. Vậy dấu hiệu sốt cao, sưng hàm là bệnh gì.
23/09/2018 10:16

Dấu hiệu sốt cao, sưng hàm là bệnh gì

Với các dấu hiệu sốt cao liên tục, sưng hàm đi kèm với mệt mỏi, nước bọt ít đặc quánh… có thể chứng minh bạn đang bị quai bị.

Căn bệnh kể trên là bệnh truyền nhiễm cấp tính và không có tính din truyền. Quai bị là căn bệnh phổ biến ở Việt Nam, thường gặp nhiều ở trẻ nhỏ hơn người lớn. Bệnh rất dễ lây lan và phát sinh thành dịch trong thời gian nhất định. Nhất là vào mùa có tiết trời ẩm thấp khiến cho vi sinh vật có thể thoải mái sinh sôi nảy nở (vào mùa Xuân).

quai-bi-1

Dấu hiệu sốt cao, sưng hàm là bệnh quai bị

Virus ở niêm mạc miệng hay mũi họng sẽ tấn công vào máu gây ra các dấu hiệu nhiễm trùng thường thấy. Chúng đột nhập vào tuyến nước bọt (thường ở mang tai), thần kinh… rồi từ đó sinh sôi nảy nở khiến cho các cơ quan chúng xâm lấn bị viêm cục bộ. Thậm chí chúng có thể đi vào máu và gây tổn thương.

Hầu hết bệnh quai bị có thể tự phục hồi không biến chứng. Khoảng 10% trong số trường hợp mắc bệnh quai bị sẽ gặp  biến chứng như sẩy thai (phụ nữ mang thai ở giai đoạn đầu), sưng phù nề bộ phận tinh hoàn, bị điếc, hay buồng trứng bị tổn thương… Chúng gặp nhiều ở người trưởng thành bị quai bị.

Bệnh này lây lan quan đường hô hấp do người bệnh tiếp xúc với trực tiếp với người khác qua việc tiếp xúc với dịch tiếp từ miệng hay mũi. Thời gian lây bệnh của bệnh nhân mạnh nhất ở thời gian 2 ngày trước lúc viêm tuyến mang tai.

Các dấu hiệu của bệnh quai bị

Ngoài dấu hiệu đã nêu ở đầu bài thì các dấu hiệu cụ thể của người bị mắc bệnh quai bị là như sau:

  • Cơn đau bắt đầu bằng những cơ sốt cao khoảng 39 độ C, cơn sốt có thể liên tục trong vòng 1 đến 2 ngày. người đau đầu và mệt mỏi toàn thân, không có tâm trạng ăn uống và ngủ nghỉ.
  • Bắt đầu xuất hiện viêm tuyến mang tai. Ban đầu có thể sưng một bên tai, sau thời gian 1 đến 2 ngày thì sưng nốt bên còn lại, thường chúng sẽ không sưng cân xứng.
  • Việc tuyến mang tại bị sưng to sẽ làm mất rãnh trước sau tai, khi đó làm biến dạng ở mặt, mặt phình, cổ bạnh ra, cằm trở nên xệ xuống.
  • Da tại tuyến mang tại sẽ bị sưng lên, chúng căng bóng, không đỏ, ấn vào không lõ, sờ có thấy nóng và đau đớn.
  • Khi mở miệng có cảm giác đau đớn, nhất là khi nhai và nuốt, cơn đau có thể lan ra tai. Nước bọt khi đó sẽ ít và quánh đặc.
  • Họng trở nên viêm đỏ, sưng hàm góc cạnh, có thể kèm theo việc viêm tuyến ở dưới lưỡi và hàm.
quai-bi-2

Bệnh quai bị có nhiều triệu chứng rõ ràng

Chữa trị quai bị như thế nào

Khi mắc bệnh quai bị người bệnh nên được cách ly để chúng không lây lan thành dịch. Nên kiêng gió, nước lạnh. Với thực phẩm nên kiêng đồ nếp, đồ chua. Kiêng vận động mạnh và sử dụng thuốc tự ý nếu bệnh nặng nề. Nên giữ cơ thể sạch sẽ và súc nước muối sinh lý để cảm thấy thoải mái hơn.

Có khá nhiều bài thuốc chữa quai bị theo phương thức dân gian hay thuốc tây y cũng rất sẵn có. Có thể dùng thuốc uống, thuốc bôi và thuốc đắp. Tốt nhất bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ để có thể chữa trị nhanh nhất và hạn chế cơn đau kéo dài.

Tốt hơn hết trong thời gian dịch bệnh quai bị bùng phát bạn nên cẩn thận và có phương pháp phòng tránh phù hợp.

comment Bình luận

largeer