Chữa hôi miệng bằng dầu mè nhanh chóng

Chữa hôi miệng bằng dầu mè nhanh chóng. Ngoài chức năng làm gia vị trong bếp, dầu mè còn có công dụng chữa triệt để chứng hôi miệng trong thời gian ngăn. Chắc chắn đây là công dụng ít người biết của dầu mè.
13/12/2017 10:43

 Tác dụng chữa bệnh của dầu mè

Theo wiki, dầu mè hay dầu vừng là dầu thực vật được chiết xuất từ hạt mè (hạt vừng). Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản, các nước Trung Đông và Đông Nam Á sử dụng dầu mè nhiều nhất. Ngày nay, dầu mè không chỉ được sử dụng trong ẩm thực mà còn được dùng phổ biến trong y học.

Được biết, thành phần hóa học trong dầu mè: trong hạt dầu mè có từ 40 - 60% dầu. Ngoài ra, trong dầu mè còn có chứ nhiều nước, protein, gluxit, sắt, các loại vitamin (B1, B2, PP, E); axit béo no...

Cả dầu mè trắng và đen đều chứa nhiều axit amin. Tuy nhiên, vừng đen có tỉ lệ cao hơn. Theo đông y, dầu mè đen có vị ngọt, tính bình, không độc, ít acid béo bão hòa.

Đông y sử dụng dầu mè đen làm thuốc có tác dụng dưỡng huyết, nhuận tràng, hư nhược, ích khí lực, đầy tủy não, sáng mắt, thông minh...

Lương y Vũ Quốc Trung - phòng chẩn trị Y học cổ truyền chùa Cảm Ứng, Hà Nội cho biết: "Dầu mè đen là một loại thực phẩm quý, có giá trị dinh dương và hàm lượng chất béo không bão hóa cao. nếu sử dụng đều đặn hàng ngày, dầu mè đen có tác dụng hạn chế và phòng ngừa cũng như chữa trị được nhiều bệnh lý trên cơ thể".

Chua hoi mieng bang dau m

 

Chữa hôi miệng bằng dầu mè nhanh chóng, các dưỡng chất trong dầu mè có tác dụng làm đẹp và bảo vệ da khỏi tác động từ bên ngoài

Một số tác dụng chữa bệnh của dầu mè:

Dầu mè tốt cho tim mạch: Trong dầu mè có chứa axit linoleic - một loại axit béo omega-6 có vai trò quan trọng trong việc làm giảm lượng cholesterone xấu LDL. Đôngg thời làm tăng mức cholesterol tốt HDL trong cơ thể. Mặt khác, dầu mè còn chứa nhiều khoáng chất quan trọng như magie, selen, canxi giúp điều chỉnh hoạt động của cơ tim.

Dầu mè chống lão hóa: Như đã nói, trong dầu mè có chứa hàm lượng cao chất chống oxy hóa, vitamin E, các loại axit béo cùng chất làm mềm, làm ẩm giúp da luôn sáng mịn, ngăn chặn hiệu quả tình trạng lão hóa da trước tuổi. Nếu da mặt bị nếp nhăn có thể dùng dầu mè để massage bên ngoài từ 4 - 5 phút. Dầu mè giúp làm se khít lỗ chân lông, kháng viêm, giảm nhiễm trùng da hiệu quả.

Dầu mè tốt cho phụ nữ mang thai: trong dầu mè có chứa hàm lượng axit folic cao cùng omega-3 cần thiết cho sự phát triển của thai nhi. Axit folic giúp hỗ trợ quá trình tổng hợp ADN diễn ra bình thường trong tử cung của thai phụ. Đồng thời giúp cơ thể mẹ chống lại một số tác nhân gây hại bên ngoài.

Chống nắng: Vào mùa hè, dầu mè được xem là loại kem chống nắng tự nhiên, an toàn giúp bảo vệ da bạn. Theo nghiên cứu, dầu mè có thể ngăn cản khoảng 30% tia nắng mặt trời. Thoa dầu mè lên da phơi nắng 1 - 2 giờ sẽ có hiệu quả chống nắng tốt nhất.

Ngoài ra, dầu mè còn có tác dụng trị nám, dưỡng mi, kháng viêm da, chữa tổn thương tế bào da, giải độc da, dưỡng tóc... Đặc biệt là khả năng giúp hơi thở thơm mát, phòng tránh chứng hôi miệng ở tất cả các đối tượng.

Mẹo chữa hôi miệng bằng dầu mè đơn giản

Dầu mè tốt cho răng nướu, giúp hơi thở thơm mát đã được người xưa phát hiện và ứng dụng thường xuyên. Ngày nay, mẹo chữa hôi miệng bằng dầu mè vẫn được áp dụng ở nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam.

Theo nghiên cứu, dầu mè có tác dụng phòng viêm nướu, viêm nha chu, cao rằng. Kết quả nghiên cứu chứng minh, dầu mè có thể làm giảm 85% vi khuẩn gây viêm nướu. Đồng thời loại bỏ sạch các mảng bám trên răng. Nhờ đó hàm răng luôn trắng sáng tự nhiên.

Chua hoi mieng bang dau m

 

Chữa hôi miệng bằng dầu mè nhanh chóng, dầu mè đen cực tốt cho răng miệng

Mặt khác, dầu mè còn có khả năng diệt khuẩn stretococcus trên răng và nước bọt. Hàm lượng canxi trong dầu mè cũng giúp khôi phục lại quá trình khoáng hóa của men răng.

Để trị triệt để chứng hôi miệng thì nên sử dụng dầu mè đen. Súc miệng bằng dầu mè đen mỗi ngày từ 15 - 20 phút rất tốt cho răng miệng. Đây là cách trị hôi miệng đơn giản nhất từ trước đến nay.

Cách thực hiện rất đơn giản: Bữa sáng khi ngủ dậy, bạn lấy khoảng 1 muỗng canh dầu mè đen đổ vào miệng để ngậm (tuyệt đối không được nước). Bạn ngậm như vậy trong vòng 5 phút để dầu mè đen có thể di chuyển vào mọi ngõ ngách trong khoang miệng.

Tiếp đó bạn nhai chầm chậm dầu mè đen để chúng được hòa quyện với nước bọt. Việc nhai dầu mè đen giúp các enzymes và các enzymes sẽ rút các chất độc ra khỏi máu. Sau khi nhai trong vòng 15 phút, các chất độc sẽ hòa quyện với dầu mè. Đây là lý do mà khi nhai dầu mè không được nuốt vào bụng.

Trong quá trình nhai dầu, các chất độc và nước bọt quyện trong dầu sẽ chuyển sang màu trắng. nếu bạn thấy dầu vẫn đang ở màu vàng thì có nghĩa là bạn chưa nhau dầu kỹ, nhai chưa đủ lâu.

Cuối cùng, sau 15 phút ngậm và nhai, bạn nhổ dầu ra súc miệng lại bằng nước sạch. Tốt nhất nên sử dụng 1 ly nước ấm pha với một chút muối biển để loại sạch dầu thừa còn bám trên khoang miệng và vi khuẩn.

Để đạt hiệu quả cao nhất, bạn nên thực hiện nhai dầu mè đen 3 lần/ngày. Nên nhai vào vào điểm còn đói, chứa ăn gì để đạt hiệu quả chữa trị hôi miệng tốt nhất. Sau khoảng 1 tuần thực hiện liên tục bạn sẽ tháy hơi thở thơm mát hơn.

Chữa hôi miệng bằng dầu mè nhanh chóng, công dụng làm đẹp của dầu mè

Mặt khác, các bệnh về răng cũng được thuyên giảm đáng kể. Theo nghiên cứu, dầu mè đen có tác dụng phòng viêm nướu, viêm nha chu. Kinh nghiêm của người xưa để lại, dầu mè đen còn có tác dụng làm hết nhức răng, hết nhiễm trùng, ngưng việc hỏng răng thêm, loại trừ sự nhạy cảm của răng, làm chắc răng.

Ngoài ra, việc nhai dầu mè còn có tác dụng chữa trị, làm giảm các triệu chứng bệnh nhức đầu, đau nửa người, hắt xì hơi, cảm lạnh...

comment Bình luận

largeer