Chung tay cứu bé trai 19 tháng tuổi từ vùng lũ Quảng Trị
Đó là lần đầu tiên, người mẹ nghèo ấy có 1 triệu đồng trong túi, gùi trên lưng thùng mì tôm cứu trợ rồi ôm con vượt suối, đi xe đò đến gần 800km từ Quảng Trị ra thủ đô tìm kiếm sự sống cho con.
Chị Trương Tố Quyên, Phó trưởng phòng Công tác Xã hội, bệnh viện Châm cứu Trung ương (Hà Nội) kể, hôm đoàn công tác đi cứu trợ và khảo sát tại xã A Ngo (huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị), chị thấy bé Mánh Hiu cơ thể yếu ớt, có nhiều điểm bất thường... Bằng kinh nghiệm của một bác sĩ, qua thăm khám sơ bộ, chị Quyên vận động gia đình đưa bé ra Hà Nội điều trị, để mong cứu được cháu bé.
19 tháng tuổi, cân nặng chưa đầy 8 kg, bé Mánh Hiu mắc bại não do sinh non kèm suy dinh dưỡng nặng.
Biết hoàn cảnh gia đình nghèo khó, không ngần ngại, bác sĩ Quyên rút túi 1 triệu đồng, giúp gia đình làm lộ phí. Được sự động viên, giúp đỡ của bác sĩ và kèm theo những lời tư vấn, chị Hồ Thị Thả, (24 tuổi, ở xã A Ngo, huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị), người dân tộc Pa Cô đem theo thùng mì tôm được cứu trợ trước đó và ôm con ra Hà Nội.
Lần đầu đến thủ đô, nên chị Thả bị lạc đường. Cả phòng Công tác Xã hội, bệnh viện Châm cứu Trung ương phải tỏa ra đi tìm, gần 1 giờ sau mới đưa được mẹ con chị Thả về bệnh viện.
Khi chúng tôi có mặt tại bệnh viện, trên giường bệnh của khoa Nhi, bệnh viện Châm cứu Trung ương, bé Hồ Văn Mánh Hiu (19 tháng tuổi, cân nặng chưa tới 8 kg), cơ thể mềm oặt như sợi bún, tiếng khóc nghẹn lại như tiếng mèo hen.
Gương mặt mệt mỏi sau chuyến đi gần 800 km, người mẹ trẻ Hồ Thị Thả, (24 tuổi, ở xã A Ngo, huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị), khe khẽ hát ru con bằng tiếng dân tộc Pa Cô của mình.
Cuộc sống quá khó khăn mà người mẹ này chưa một lần đưa con đi khám.
Với vốn tiếng kinh ít ỏi, chị Thả ngập ngừng cho chúng tôi biết, đây là lần đầu tiên chị đi xa nhà. Lần đầu tiên chị vượt qua con suối cắt ngang thôn, ôm theo đứa con bé bỏng đi kiếm tìm sự sống.
Sống ở vùng sâu vùng xa, nơi đặc biệt khó khăn của tỉnh Quảng Trị, nên cái đói cái khổ cứ luôn đeo bám vợ chồng chị Thả. Có lẽ vì cuộc sống mưu sinh quá vất vả mà chị sinh bé Mánh Hiu khi thai nhi đang ở tuần thứ 31. Vì sinh non nên Mánh Hiu rất yếu ớt, phải chuyển gấp từ trạm xá xã lên bệnh viện tỉnh nằm điều trị hơn 1 tháng thì bé được trở về nhà.
Khi Mánh Hiu được 6 tháng tuổi vẫn đặt đâu nằm đấy, không cất được cổ, cơ thể thì mềm oặt như sợi bún. Linh tính mách bảo chị Thả, đứa con trai bé bỏng của mình đang mang bệnh hiểm nghèo.
Chị Thả mong ước sẽ một lần đưa con đi khám. Nhưng rồi cái nghèo, cái đói chặn lại, người mẹ trẻ đành nuốt nước mắt vào trong. Hàng ngày chị địu con vào rừng, lên rẫy, bẻ măng, trồng sắn, những mong một ngày chị có đủ tiền để đưa con đến viện.
Gạt nước mắt chị Thả nói, năm trước mất mùa, cả nhà 5 miệng ăn phải xin gạo cứu trợ để sống qua ngày. Năm nay rẫy sắn sắp đến lúc thu hoạch, lại bị bão lũ làm hỏng hết. Nói rồi chị ngoảnh lại nhìn hộp cơm từ thiện mới được phát, nước mắt chị lại ứa ra khi nghĩ đến chồng và con gái ở nhà, không biết giờ này đã có cái gì ăn chưa?.
“Cơm của 2 mẹ con được bệnh viện hỗ trợ miễn phí. Còn bệnh của cháu chắc chắn phải điều trị lâu dài, ngoài ra phải sử dụng thêm thuốc và dinh dưỡng ngoài vì cơ thể của cháu hiện rất suy kiệt, khoản chi phí này khá tốn kém nên chúng tôi tha thiết mong bạn đọc chung tay cứu giúp cháu”, chị Trương Tố Quyên, Phó Trưởng phòng Công tác Xã hội cho biết.
Hình ảnh bác sĩ Quyên phát hiện ra bé Mánh Hiu có nhiều điểm bất thường trong chuyến công tác giúp đỡ miền Trung lũ lụt, nên đã động viên gia đình đưa bé ra Hà Nội chữa trị. (Ảnh, do bác sĩ Bệnh viện Châm cứu Trung ương cung cấp).
Bác sĩ Nguyễn Như Hoàng Diệu, là bác sĩ trực tiếp điều trị cho bé Mánh Hiu tại khoa Nhi, bệnh viện Châm cứu Trung ương cho biết: “Bé Mánh Hiu được xác định mắc bại não do sinh non. Bé hiện bị suy dinh dưỡng trầm trọng, dù đã 19 tháng tuổi nhưng cả về thể chất lẫn nhận thức vẫn như trẻ sơ sinh. Bé chưa cất được cổ, chưa thể cầm nắm, ăn thô được”.
Bác sĩ Diệu cho biết thêm, do bé Mánh Hiu được đến viện khá muộn nên sẽ phải mất rất nhiều thời gian để điều trị. Tuy nhiên bé vẫn còn cơ hội hồi phục nếu kiên trì chữa trị tích cực.
Liên lạc về địa phương nơi chị Thả sinh sống, chị Nguyễn Thị Hồng, cán bộ xã A Ngo cho biết: “Hoàn cảnh gia đình chị Thả rất khó khăn, nhiều năm liền là hộ nghèo của xã. Vợ chồng chị Thả phải nuôi 2 con nhỏ và 1 người em trai, trong khi cháu nhỏ lại mắc bệnh. Qua cơ quan báo chí, chúng tôi rất mong mỏi các mạnh thường quân chung tay cứu giúp gia đình. Giúp cháu Mánh Hiu kinh phí chữa trị căn bệnh, có cơ hội trở về bình thường hòa nhập với cộng đồng”.
Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:
Chị Hồ Thị Thả (mẹ bé Mánh Hiu)
Thôn A Đeng, xã A Ngo, huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị
ĐT: 0344856393
Hiện bé Mánh Hiu đang điều trị tại khoa Nhi, bệnh viện Châm cứu Trung ương
ĐT: 0984769346 (số phòng CTXH)
Theo Dân trí
- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Reborn Lift – Phương pháp trẻ hóa đa điểm giúp căn chỉnh gương mặt theo chuẩn tỷ lệ vàng
Phương pháp Reborn Lift được nhiều chị em lựa chọn vì mang đến giải pháp trẻ hóa toàn diện, giúp điều chỉnh các đường nét khuôn mặt theo chuẩn tỷ lệ vàng, tạo nên vẻ đẹp hài hòa và tự nhiên. Sử dụng công nghệ nâng cơ đa điểm tiên tiến, Reborn Lift không chỉ giúp làn da trở nên săn chắc mà còn hỗ trợ định hình cấu trúc khuôn mặt, duy trì sự cân đối và nét tươi trẻ lâu dài.November 23 at 6:06 pm -
Hội nghị Quốc tế “Cập nhật chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu – cổ”
Tại Việt Nam, mỗi năm có hơn 20% dân số phải sống chung với viêm mũi xoang mạn tính, trong khi ung thư đầu cổ chiếm tới 10% tổng số ca ung thư - những con số vô cùng đáng báo động. Trước sự gia tăng nhanh chóng của các ca bệnh, việc nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu - cổ đã trở nên vô cùng cấp thiết.November 22 at 3:53 pm -
Đau hơn sau khi tiêm tế bào gốc trong điều trị thoái hóa khớp: Điều bình thường và cách xử lý
Liệu pháp tế bào gốc mang lại hy vọng cho người bệnh trên hành trình tìm kiếm giải pháp cải thiện và giảm bớt đau đớn từ chấn thương hoặc các bệnh lý mãn tính.November 20 at 5:33 pm -
Mở khóa thanh xuân, trẻ khỏe toàn diện với liệu pháp tế bào gốc
Lão hóa là một quá trình phức tạp, không chỉ ảnh hưởng đến làn da, mái tóc mà còn tác động đến cấu trúc và chức năng của các cơ quan bên trong cơ thể. Ngày nay với sự phát triển vượt bậc của y học tái tạo, liệu pháp tế bào gốc được ứng dụng toàn diện giúp cơ thể khỏe mạnh từ bên trong, đồng thời duy trì nét tươi trẻ, rạng rỡ bên ngoài, làm chậm quá trình lão hóa.November 20 at 5:33 pm