Chuyện chưa kể về nhà thuốc Đông y duy nhất ở Việt Nam được Bác Hồ ghé thăm

Trong những ngày Tết cổ truyền của dân tộc, như đã thành lệ, trong giờ phút thiêng liêng tạm biệt năm cũ, đón chào năm mới, Bác Hồ thường đi chúc Tết đồng bào. Và, ít ai biết, có một nhà thuốc Đông y gia truyền duy nhất ở Việt Nam vinh dự được Bác Hồ đến thăm, chúc Tết đó là Nhà thuốc Đức Nguyên Đường. Cho tới nay, hình ảnh về cái ngày đặc biệt ấy vẫn luôn là niềm tự hào khôn xiết của con cháu Đức Nguyên Đường...
By Hoàng Hà
30/11/2007 00:00

Nhà thuốc Đông y gia truyền với hơn 200 lịch sử và được Bác Hồ đến thăm

Đức Nguyên Đường đến nay đã có hơn 200 năm tồn tại và phát triển với 8 đời kế thừa nghề thuốc chữa bệnh tại xóm Triệu Thông, xã Hải Bắc, Hải Hậu, Nam Định. Được biết, Đức Nguyên Đường bắt đầu nổi danh nức tiếng thành Nam từ đời cụ Lương y Bùi Xuân Bổng - tức đời thừa kế thứ 4 của Đức Nguyên Đường.

Bác Hồ đến thăm và chúc Tết nhà thuốc Đức Nguyên Đường

Bác Hồ đến thăm và chúc Tết nhà thuốc Đức Nguyên Đường

Cụ Bùi Xuân Bổng theo nghề y khi tuổi đời còn khá trẻ. Cụ học nghề rất bài bản, cẩn thận. Riêng về bắt mạch cụ Bổng đã mất đến 8 năm để theo học. Cả đời cụ làm thuốc và chữa khỏi bệnh cho rất nhiều người, những bệnh như vô sinh hiếm muộn, các bệnh về xương khớp, các bệnh về gan... Con cháu đời sau nhớ đến cụ là người “không có vật chất gì, chỉ có tấm lòng với người bệnh”.

Để phát triển nghề y và mong muốn cứu được nhiều người hơn, năm 1954, Lương y Bùi Xuân Bổng đã mở một nhà thuốc tại 41 Phủ Doãn, Hoàn Kiếm, Hà Nội lấy tên Đức Nguyên Đường. Ý nghĩa của cái tên này là lấy chữ Đức để khởi đầu cho tôn chỉ làm nghề.

Tại đây cụ bắt mạch, bốc thuốc chữa bệnh cứu giúp người nghèo. Tiếng thơm lan tỏa, đến năm 1960, Nhà thuốc Đức Nguyên Đường đã được Bác Hồ tới thăm và chúc Tết đêm 30. Đây là một vinh dự lớn lao và tự hào của Đức Nguyên Đường mà không có bất kỳ nhà thuốc nào ở Việt Nam có được.

Phòng chẩn trị y học cổ truyền Thành Đạt tại Nam Định

Phòng chẩn trị y học cổ truyền Thành Đạt tại Nam Định

Tuy nhiên, đến năm 1972, do điều kiện hoàn cảnh xã hội chiến tranh và muốn an toàn cho con cháu, Lương y Bùi Xuân Bổng đã chuyển Đức Y Đường về quê gốc cũ ở Hải Hậu, Nam Định.

Nối tiếp nghề thuốc của lương y, cháu trai của cụ là Lương y Bùi Mạnh Đạt đã theo nghề và lấy tên Phòng chẩn trị y học cổ truyền Thành Đạt. Từ năm 2018, BS Bùi Đức Trọng, con trai Lương y Bùi Mạnh Đạt tiếp quản nhà thuốc và lấy lại cái tên Đức Nguyên Đường với sứ mệnh cứu giúp mọi người.

Hiện tại, Đức Nguyên Đường có hai cơ sở khám chữa bệnh tại xã Hải Bắc, Hải Hậu, Nam Định và nhà thuốc tại Lê Trọng Tấn, Hà Đông, Hà Nội. Với những phương thuốc quý cùng kinh nghiệm gia truyền, trung bình mỗi tháng Bác sĩ Bùi Đức Trọng khám và chữa bệnh cho cả nghìn ca bệnh. Đa phần những bệnh nhân ấy được người thân quen giới thiệu, tiếng lành đồn xa, không chỉ ở Việt Nam mà thậm chí người bệnh ở nước ngoài cũng tìm đến bác sĩ Trọng và Đức Nguyên Đường.

Gặp lại cậu bé trong bức ảnh "Bác Hồ tới thăm Đức Nguyên Đường"

Được Bác Hồ tới thăm và chúc Tết đúng đêm 30 Tết năm 1960, là một dấu ấn mà thế hệ con cháu của nhà thuốc Đức Nguyên Đường không bao giờ quên.

Ông Bùi Ngọc Oánh (SN 1952), cháu nội của Lương y Bùi Xuân Bổng, cậu bé năm nào gặp Bác nhớ lại giây phút bất ngờ được Bác Hồ đến thăm mà không hề biết trước. Giọng nghẹn ngào, ông xúc động kể:

“Lúc đó khoảng 8h tối, trời rất lạnh. Bà nội và ông nội tôi ở trên gác, mẹ tôi thì lúi húi trong bếp, còn tôi đang ở dưới nhà. Nghe tiếng gõ cửa, tôi chạy ra mở thì thấy hai chú công an đi vào, sau đó đến Bác Hồ. Không biết vì sao, dù chưa từng được nhìn thấy Bác nhưng ngay lúc đó tôi đã nhận ra Bác và vội vàng nói: Ơ! Bác Hồ và chạy lại ôm chầm lấy Bác. Bác mỉm cười và đưa tôi vào trong nhà. Tôi không giấu được mừng vui, háo hức gọi to: Ông ơi Bác Hồ đến”.

Ông Bùi Ngọc Oánh nhớ lại giây phút bất ngờ được gặp Bác Hồ

Ông Bùi Ngọc Oánh nhớ lại giây phút bất ngờ được gặp Bác Hồ

“Gia đình chúng tôi quây quần bên Bác rất ấm cúng. Ông nội lớn tuổi hơn, khi mời Bác ngồi, Bác không ngồi ngay, Bác kéo ghế mời ông nội tôi ngồi trước, sau đó Bác mới ngồi. Bác có hỏi năm nay gia đình có gói bánh chưng không? Đúng lúc đó, bố tôi đang công tác ở Ủy ban hành chính quận Hoàn Kiếm về đến cửa và trả lời ngay: Thưa bác năm nay là gia đình cháu thực hiện theo đúng lời của Chính phủ kêu gọi là ăn Tết tiết kiệm nên không gói bánh chưng. Bác cười hiền từ rồi quay ra ngoài chụp ảnh cùng mọi người.

Bác có trao đổi với ông tôi (Lương y Bùi Xuân Bổng) về việc phát triển nền Đông y Việt Nam và còn nhắn nhủ dặn dò ông tôi: Đất nước ta còn nghèo khổ, người dân mắc bệnh nhiều nhưng không có điều kiện chữa trị, nhất là người nghèo. Bác mong nhà thuốc dù đã làm tốt cứu chữa được nhiều người nhưng sẽ quan tâm, hỗ trợ và chữa trị nhiều hơn cho những người có hoàn cảnh khó khăn. Ngoài ra Bác còn hỏi thăm công việc của các thành viên trong gia đình, đến tôi bé nhất Bác cũng hỏi thăm chuyện học hành ở trường, ánh mắt ông Oánh toát lên niềm tự hào và hạnh phúc khi kể về kỷ niệm không bao giờ quên.

Thế hệ con cháu nhà thuốc Đức Nguyên Đường chụp ảnh cùng Đại tướng Võ Nguyên Giáp năm 2001

Thế hệ con cháu nhà thuốc Đức Nguyên Đường chụp ảnh cùng Đại tướng Võ Nguyên Giáp năm 2001

Khắc sâu lời dạy và thực hiện tâm nguyện của Người, sau lần gặp đó, thế hệ con cháu Nhà thuốc Đức Nguyên Đường lấy đó làm tôn chỉ sống và làm việc đó là trở thành người có ích cho xã hội, luôn tận tâm, giúp đỡ hơn những người có hoàn cảnh khó khăn, đặc biệt, nỗ lực đóng góp vào sự phát triển nền Y học cổ truyền của nước nhà.

“Mỗi thành viên trong gia đình đều phải sống sao có ích cho xã hội. Sau đó tất cả con em gia đình chúng tôi đều tham gia cách mạng. Bản thân tôi sau khi đang là sinh viên năm thứ hai đã xung phong lên đường nhập ngũ năm 1971, tham dự chiến dịch thành cổ Quảng Trị năm 1972, dù bị thương nhưng vẫn ở lại chiến đấu cùng đồng đội đến năm 1975 hòa bình. Sau đó, tôi rời quân ngũ về học tiếp và được giữ lại làm giảng viên cho đến khi về hưu. Tôi cứ nghĩ không làm được gì to lớn thì mình cứ hoàn thành trách nhiệm của bản thân”, ông Oánh nói.

Không chỉ có vinh dự được Bác Hồ đến Chúc Tết, ngày 19/5/2001, thế hệ con cháu nhà thuốc Đức Nguyên Đường còn có dịp diện kiến Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

“Năm 2001, gia đình chúng tôi  được vào viếng lăng Bác, sau đó đến chúc thọ Đại tướng Võ Văn Giáp. Sau đó tất cả mọi người chụp ảnh cùng với Đại tướng.Trong số đó, toàn bộ là các cơ quan đoàn thể, chỉ có gia đình tôi là nhà thuốc Đông y duy nhất. Trong lúc gặp bác Giáp có dặn dò mọi người cũng trở thành người có ích cho xã hội”.

Box: BS Bùi Đức Trọng (SN 1983) là 1 trong 7 người con của Lương y Bùi Mạnh Đạt, hiện đang là người kế nhiệm nhà thuốc Đức Nguyên Đường. Anh luôn tâm niệm giữ gìn và phát huy giá trị mà suốt 200 năm qua nhà thuốc Đức Nguyên Đường đã có được: đó là chữa bệnh cứu người, không phân biệt giàu nghèo, không phân biệt ngày đêm. Đặc biệt, anh luôn mong muốn tìm tòi, cho ra đời những sản phẩm thuốc Đông y phù hợp với mọi đối tượng và nhiều loại bệnh không chỉ trong nước và còn trên thế giới.

comment Bình luận

largeer