Chuyên gia chia sẻ giải pháp phòng ngừa cúm mùa trong thời tiết giao mùa
Điển hình là 1 bệnh nhân nam, 83 tuổi (Hà Nội) có tiền sử tăng huyết áp, đái tháo đường type 2, nhập viện ngày thứ 3 của bệnh với biểu hiện sốt cao đột ngột liên tục 39-39,5 độ C kèm theo mệt mỏi, ho khạc đờm, đau ngực và khó thở. Kết quả thăm khám và xét nghiệm, người bệnh được chẩn đoán mắc bệnh cúm A. Mặc dù đã được điều trị thuốc kháng vi rút, kháng sinh chống bội nhiễm và kiểm soát bệnh lý nền, tuy nhiên tình trạng người bệnh tiến triển nặng dần, viêm phổi và suy hô hấp tiến triển phải hỗ trợ thở oxy tăng dần sau đó được đặt ống nội khí quản, thở máy và chuyển khoa Hồi sức truyền nhiễm điều trị hồi sức tích cực.
![2efd935bd80a66543f1b-075538-120225-74](https://i.ex-cdn.com/suckhoecongdongonline.vn/files/content/2025/02/12/2efd935bd80a66543f1b-075538-120225-74-1418.jpg)
Nhiều bệnh nhân mắc cúm A có diễn biến nặng
Mùa Đông-Xuân, khí hậu lạnh ẩm rất thuận lợi cho vi rút cúm mùa phát triển, gây bệnh và bùng phát dịch. Người dân cần chủ động áp dụng các biện pháp dự phòng bệnh cho cá nhân, gia đình và cộng đồng.
Bệnh cúm mùa là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus cúm (A/H1N1, A/H3N2, B, C) gây ra. Vi rút cúm lây lan nhanh qua đường hô hấp thông qua giọt bắn khi ho, hắt hơi, hoặc tiếp xúc với bề mặt nhiễm virus. Bệnh thường bùng phát mạnh vào mùa Đông-Xuân do điều kiện thời tiết lạnh ẩm, thuận lợi cho vi rút phát triển.
Người mắc bệnh cúm mùa thường có các triệu chứng điển hình như sau:
- Sốt cao, thường trên 38°C, có thể kèm theo gai rét hoặc rét run.
- Đau đầu, đau mỏi cơ, toàn thân, mệt mỏi, chán ăn.
- Ho khan hoặc ho có đờm, đau họng, sổ mũi, nghẹt mũi.
- Trường hợp nặng có thể gây viêm phổi – phế quản dẫn đến suy hô hấp; tổn thương và suy đa tạng, tử vong nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Đối tượng nguy cơ cao dễ bị biến chứng
- Trẻ em dưới 5 tuổi, người trên 65 tuổi.
- Người mắc bệnh mạn tính (tim, phổi, thận, tiểu đường, suy giảm miễn dịch).
- Phụ nữ mang thai.
Biện pháp phòng ngừa chủ động
Tiêm vắc xin cúm hàng năm
Vắc xin là biện pháp hiệu quả nhất giúp giảm nguy cơ mắc bệnh và biến chứng.
Khuyến cáo cho nhóm nguy cơ cao: nhân viên y tế, trẻ từ 6 tháng đến 5 tuổi, người già trên 65 tuổi, phụ nữ có thai.
Thời điểm tiêm tốt nhất: Trước mùa dịch (tháng 3–4 hoặc 10–11).
Vệ sinh cá nhân và môi trường
Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn, đặc biệt sau khi ho, hắt hơi.
Che miệng khi ho/hắt hơi bằng khăn giấy/khuỷu tay, bỏ khăn đúng nơi quy định.
Đeo khẩu trang ở nơi đông người, khi tiếp xúc với người bệnh.
Vệ sinh nhà cửa, lau chùi vật dụng bằng hóa chất diệt khuẩn.
Tăng cường sức đề kháng
Ăn uống đủ chất: Bổ sung vitamin C, kẽm, rau xanh, trái cây.
Giữ ấm cơ thể, uống nước ấm, tránh ăn uống đồ lạnh.
Tập thể dục đều đặn, ngủ đủ giấc.
Hạn chế tiếp xúc nguồn lây
Tránh tụ tập đông người khi có dịch.
Giữ khoảng cách tối thiểu 1–2m với người nghi nhiễm.
Cách ly người bệnh tại phòng riêng, đeo khẩu trang khi chăm sóc.
Xử lý khi nghi ngờ mắc cúm
Không tự ý dùng thuốc kháng virus (ví dụ: Tamiflu) hoặc thuốc kháng sinh. Cần đi khám bệnh, tham vấn và uống thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Theo dõi sát triệu chứng của bệnh: Nếu sốt cao không hạ, khó thở, cần đến ngay cơ sở y tế để khám bệnh và theo dõi điều trị.
Cách ly tại nhà, hạn chế tiếp xúc với người xung quanh, đeo khẩu trang để tránh lây lan.
Thông điệp cộng đồng
Theo TS.BS Vũ Viết Sáng, Chủ nhiệm Khoa Bệnh lây đường hô hấp, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, phòng bệnh cúm không chỉ bảo vệ bản thân mà còn góp phần kiểm soát dịch trong cộng đồng. Hãy:
- Chủ động tiêm vaccine.
- Tuân thủ vệ sinh và giữ khoảng cách an toàn.
- Liên hệ trạm y tế địa phương khi cần tư vấn hoặc có dấu hiệu bệnh.
“Phòng bệnh hơn chữa bệnh" - Chúng ta hãy cùng chung tay đẩy lùi cúm mùa!
CNĐD Nguyễn Kim Phụng - Tạ Thuỷ - Phương Hoài,
Khoa Bệnh lây đường hô hấp, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
![comment](https://sf.ex-cdn.com/suckhoecongdongonline.vn/v0.6.93/templates/themes/images/icon_cmt.jpg)
- Sản phẩm vì sức khỏe
-
IDE: Top phòng khám chuyên khoa hàng đầu trong điều trị sẹo phẫu thuật
Sẹo phẫu thuật lâu nay vô hình chung trở thành nỗi ám ảnh của phái đẹp, không chỉ tạo cảm giác ngứa ngáy, căng cứng, khó chịu mà còn gây nên tâm lý mất tự tin về diện mạo. Thấu hiểu được nỗi lo lắng của khách hàng, Phòng khám Chuyên khoa IDE với công nghệ tiên tiến có thể giúp giải quyết các vấn đề mà sẹo phẫu thuật mang lại.February 12 at 12:11 pm -
Hiểu đúng về virus HMPV
Vius HMPV (Human Metapneumovirus) là một loại virus gây ra tình trạng nhiễm trùng đường hô hấp trên và dưới ở người. Loài virus này đã được các nhà khoa học xác định từ năm 2001, thuộc họ Pneumoviridae cùng với virus hợp bào hô hấp (RSV). HMPV thường xuất hiện vào mùa đông xuân.February 12 at 7:40 am -
Dây thìa canh: thảo dược tiềm năng hỗ trợ kiểm soát bệnh tiểu đường
Một trong những thảo dược hiện được chú ý trong việc hỗ trợ điều trị tiểu đường là dây thìa canh (Gymnema sylvestre).February 12 at 7:40 am -
Biến chứng nguy hiểm cúm với Người cao tuổi có bệnh lý nền
Hệ miễn dịch yếu theo tuổi tác cùng với tình trạng sức khỏe không ổn định từ các bệnh nền khiến cơ thể dễ bị tấn công và gặp phải những biến chứng nguy hiểm từ cúm. Bài viết dưới đây sẽ cùng bạn tìm hiểu về những biến chứng nguy hiểm của cúm ở người cao tuổi có bệnh lý nền, đồng thời đưa ra một số giải pháp phòng ngừa và hỗ trợ sức khỏe hiệu quả.February 12 at 7:40 am