Chuyên gia khuyến cáo biện pháp cấp cứu cho người thân bị ngộ độc rượu

Đối với những trường hợp nhẹ, khi thấy người uống rượu có biểu hiện ngộ độc, chúng ta nhanh chóng tiến hành các bước sơ cấp cứu tại chỗ cho nạn nhân để tránh những hậu quả đáng tiếc xảy ra.
02/02/2023 12:23

Cố gắng giữ nạn nhân ở tư thế ngồi thẳng. Nếu nạn nhân muốn nằm, cần kê gối sao cho phần đầu và vai cao hơn thân mình cho người bệnh nằm nhằm làm nôn hết rượu ra, sau đó cho ăn cháo loãng, cứ vài tiếng phải đánh thức dậy cho ăn.

daer

(Ảnh minh họa)

Việc bù nước, chất điện giải, đường và các vitamin (đặc biệt vitamin nhóm B) là rất cần thiết cho giải độc rượu. Một số loại nước uống phù hợp như nước mật ong chanh gừng tươi, bột sắn dây chanh tươi, nước ép trái cây,...

Không nên dùng thuốc chống nôn, thuốc giảm đau.

Không để người bệnh tắm ngay khi đang say vì dễ gây hạ thân nhiệt, hạ đường huyết, đột quỵ, tụt huyết áp, không cố gắng để làm cho người bệnh nôn mửa (người đã bị ngộ độc rượu đã bị giảm phản xạ) có thể làm sặc chất nôn của chính họ hoặc vô tình hít chất nôn vào phổi, gây ra một chấn thương phổi gây tử vong.

Nói chuyện với nạn nhân, trấn an và giải thích nguy hiểm đang gặp để nạn nhân hợp tác, không bị kích động. Vì người say rượu, ngộ độc rượu thường mất bình tĩnh, dễ bị kích động.

Đối với những trường hợp nặng, cần đưa ngay đến cơ sở y tế để cấp cứu nếu có các dấu hiệu nôn liên tục, đặc biệt khi dịch nôn có máu, lay gọi không tỉnh sau 2-3 giờ, vã mồ hôi, tay chân lạnh, da xanh tái, mạch bắt yếu, co giật, thở chậm, thở không đều, tím tái.

PGS.TS Nguyễn Huy Nga - Nguyên Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế

comment Bình luận

largeer