Chuyên gia khuyến cáo cách chăm sóc làn da cho trẻ sơ sinh mùa nồm ẩm

Trong điều kiện thời tiết nốm ẩm, làn da còn non nớt và mỏng manh của trẻ sơ sinh rất dễ bị tổn thương và mắc các bệnh lý như phát ban, dị ứng, ngứa… Do đó, cha mẹ cần hết sức lưu ý, dưới đây là gợi ý của PGS.TS Nguyễn Huy Nga, Nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế về cách chăm sóc để bé có một làn da khỏe mạnh.
22/02/2023 08:32

Tips chăm sóc làn da trẻ trong những ngày mưa phùn, nồm ẩm

Làn da trẻ sơ sinh rất mềm mại, mỏng manh, nhạy cảm. Do tuyến bài tiết mồ hôi chưa hoàn thiện, trẻ sơ sinh dễ mất cân bằng pH da. Ngoài ra, sự đáp ứng miễn dịch còn kém, trẻ sơ sinh ít có khả năng chống lại vi khuẩn gây bệnh nên da bé rất dễ bị nhiễm trùng, tổn thương. Vì vậy, vấn đề chăm sóc và vệ sinh da cho trẻ sơ sinh rất quan trọng.

base64-1676974517924534515529

(Ảnh minh họa)

Thường xuyên tắm rửa cho trẻ là bước quan trọng nhất khi chăm sóc trẻ nhỏ mùa mưa, nồm ẩm, để virus không có cơ hội tấn công bé. Ở trẻ sơ sinh, làn da chưa phát triển một cách hoàn thiện, da dễ bị kích ứng vì vậy bạn cũng cần chọn loại sữa tắm dành riêng cho bé, không chứa các thành phần gây dị ứng, giúp tái tạo và duy trì độ của da, làm sạch bụi bẩn và thích hợp với da bé. Khi sử dụng các chế phẩm khác để bảo vệ và dưỡng ẩm cho da bé, tốt nhất bạn nên tham khảo tư vấn của bác sĩ để có sự lựa chọn phù hợp.

Tuyệt đối, bạn không nên dùng xà phòng để tắm cho trẻ nhỏ vì có thể sẽ gây khô da. Sau khi tắm, cần mặc quần áo thoáng rộng, chất liệu vải mềm, có độ thấm hút tốt cho bé. Một số nước hoa, thuốc nhuộm trên quần áo có thể gây kích ứng cho da bé. Do vậy, chỉ dùng nước tắm dành riêng cho trẻ sơ sinh, hạn chế dùng mỹ phẩm nhưng có thể sử dụng kem dưỡng da sơ sinh ở vùng da khô, thiếu nước.

Các mẹ cũng nên đặt vào lưng trẻ tấm khăn xô để thấm mồ hôi, nếu sờ thấy lưng trẻ ướt thì lau lưng và rút khăn ướt ra, thay khăn khô vào để trẻ không bị mồ hôi làm nhiễm lạnh và luôn sạch sẽ, khô ráo. Vào ban đêm trẻ hay ra mồ hôi, nên có sẵn vài chiếc khăn mềm thấm nước lau mồ hôi. Lau kỹ nơi ra nhiều mồ hôi nhất như: vùng đầu, lưng, gáy, lòng bàn tay, gan bàn chân. Nhiệt độ quá nóng hoặc quá ẩm rất dễ bị viêm da, nổi mẩn đỏ hay phát ban nên tuyệt đối bố mẹ không ủ trẻ trong điều kiện như thế này.

Tạo môi trường sạch cũng là biện pháp phòng bệnh hiệu quả. Các gia đình nên vệ sinh sạch sẽ nhà cửa, sấy thật khô quần áo để tránh tạo điều kiện nấm mốc phát triển.

Cách giúp nhà khô ráo phòng bệnh cho trẻ trong mùa nồm ẩm

Bật điều hòa chế độ khô: Vì độ ẩm trong không khí là khá cao nên nếu nhà bạn có sẵn điều hòa hai chiều, hãy bật ở chế độ khô. Đây là cách tuyệt vời để hút ẩm và làm lưu thông không khí, điều này giúp bảo vệ sức khỏe cho các thành viên sống trong gia đình, đặc biệt là trong những gia đình có trẻ nhỏ.

Sử dụng các vật liệu hút ẩm khi trời nồm: Để các tấm chùi để hỗ trợ hút ẩm trong nhà tại các nơi dễ thấm nước như cửa ra vào, nhà tắm. Ngoài ra, trên thị trường hàng gia dụng có khá nhiều loại máy hút ẩm, nếu có điều kiện, gia đình nên mua ngay loại máy này về sử dụng, tuy có tốn thêm chút điện nhưng nó giúp cho ngôi nhà của bạn được luôn khô thoáng, sạch sẽ.

Bên cạnh đó, khi xây dựng nhà cửa ở các vùng nồm ẩm như các tỉnh miền bắc nên tham khảo ý kiến các nhà xây dựng để có phương án thiết kế phù hợp phòng ngừa nồm ẩm như thiết kế cửa ra vào, cửa sổ, chất liệu xây dựng chống ẩm như lót tấm hút ẩm để hạn chế tối đa lượng hơi nước đọng bám trên nền sàn, việc đọng nước ở dưới sàn sẽ tạo nên những vùng phát sinh nấm mốc.

Nguyễn Trang

comment Bình luận

largeer