Chuyên gia khuyến cáo cách phòng tránh ngộ độc rượu

Dịp lễ Tết là thời điểm mọi người quây quần bên nhau và ăn mừng với bạn bè, gia đình hoặc đến những nơi lễ hội ăn uống dọc đường. Tình trạng này kéo theo lượng rượu bia tiêu thụ tăng vọt hơn bình thường và dẫn đến hệ lụy là số người nhập viện do say, ngộ độc rượu, bia cũng tăng cao hơn.
27/01/2023 15:44

Cách tốt nhất để ngừa ngộ độc rượu là không uống rượu hoặc hạn chế uống rượu. Kiểm soát bản thân và người uống cùng, nên từ chối dứt khoát khi bị ép uống rượu bằng các lý do chính đáng như phải lái xe, huyết áp cao hay đang có bệnh phải uống thuốc và kiêng rượu...

Ngoài ra, có thể ngăn ngừa ngộ độc rượu bằng các cách sau:

- Tránh chơi trò thách đố uống rượu: Gây áp lực cho người tham gia và phải uống quá chén.

ngo doc ruou

(Ảnh minh hoạ)

- Giữ đủ nước: Uống nước sau mỗi lần uống rượu.

- Không trộn lẫn rượu và thuốc: Không được uống rượu khi đang điều trị thuốc kê toa.

- Ăn trước khi uống rượu.

- Cảnh giác: Tránh uống rượu khi chưa biết nguồn gốc xuất xứ và thành phần.

- Không pha rượu: Không nên pha rượu với nước ngọt, hay bất cứ thứ gì.

- Cố gắng kiểm soát lượng uống ở mức nguy cơ thấp nhất trong một lần uống.

- Nên uống từ từ, kết hợp vừa ăn vừa uống, uống xen kẽ với nước lọc.

- Phải uống rượu, bia rõ nguồn gốc, đảm bảo chất lượng.

- Sau khi uống, không nên tham gia vào các hoạt động ngoài trời hoặc ở những nơi nguy hiểm, không an toàn vì dễ bị ngã, va chạm, chấn thương,…

- Tuyệt đối không điều khiển phương tiện giao thông sau khi uống rượu, bia.

PGS.TS Nguyễn Huy Nga - Nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế

comment Bình luận

largeer