Chuyên gia khuyến cáo dinh dưỡng cần thiết cho trẻ bị táo bón

Trong thời gian qua có khá nhiều bậc phụ huynh đưa con đến khám tại khoa dinh dưỡng Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An thì có trăn trở về vấn đề bổ sung rau của trẻ. Các bé kể cả bé lớn hay bé nhỏ đều khá kén rau, lười ăn rau, thậm chí không chịu ăn rau.
29/06/2023 17:02

Dẫn đến việc các bé bị táo bón nếu không điều trị kịp thời táo bón lâu ngay sẽ dẫn đến, chướng bụng, đầy hơi, ăn uống không ngon miệng lâu dần dẫn đến kém hấp thu và nguy cơ suy dinh dưỡng cao.

Táo bón là gì?

Táo bón là tình trạng giảm tần suất bài xuất phân bình thường, kèm theo khó và đau khi bài xuất do phân rắn hoặc quá to.

- Trẻ táo bón là khi: tần xuất bài xuất phân

-  Trẻ sơ sinh dưới 2 lần ỉa/ ngày

-  Trẻ bú mẹ dưới 3 lần ỉa/ tuần

-  Trẻ lớn dưới 2 lần ỉa/ tuần

d1

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng táo bón ở trẻ nhỏ

-  Táo bón có thể do 2 nguyên nhân: Cơ năng và thực thể

* Nguyên nhân thực thể: là trường hợp bệnh do một bệnh khác gây ra phải điều trị bệnh gốc thì mới cải thiện được tình trạng táo bón của trẻ.

- Trẻ bị bệnh suy giáp trạng bẩm sinh

- Bệnh bệnh phì đại tràng bẩm sinh

- Các bệnh liên quan đến thần kinh cũng có thể là nguyên nhân gây tình trạng táo bón ở trẻ

* Nguyên nhân cơ năng: Phần lớn các trẻ bị táo táo bón mà không tìm ra nguyên nhân tức là thăm khám, siêu âm, làm xét nghiệm mà không phát hiện bất thường những trường hợp này gọi là 'táo bón cơ năng’.

 - Thói quen sinh hoạt ở trường do trẻ nhịn đi ngoài lâu ngày, trẻ càng nhịn thì phân đọng lại trong ruột càng lâu dẫn đên tình trạng táo bón mạn tính

 - Thói quen ăn uống, các bé thường lười ăn rau, không uống đủ lượng nước trong ngày

Dinh dưỡng hợp lý và chăm sóc trẻ bị táo bón

Bổ sung thêm chất xơ trong thực đơn của trẻ

Chất xơ có vai trò vô cùng quan trọng đối với hoạt động của hệ tiêu hóa. Chất xơ ở ruột già là môi trường tốt để các vi khuẩn có lợi lên men, hút nước giúp mềm phân, khối lượng phân nhiều và dễ dàng thải ra ngoài. Nguyên nhân chính dẫn tới táo bón ở hầu hết các đối tượng đó là do thiếu chất xơ.

Để cải thiện tình trạng táo bón cho trẻ, các mẹ nên bổ sung đủ lượng chất xơ vào khẩu phần ăn của trẻ. Một số loại thực phẩm giàu chát xơ như:

- Rau khoai lang, mồng tơi, cải xanh, súp lơ, rau bina, rau diếp cá, rau má,...

- Hoa quả các cây họ cam, bưởi, đu đủ, chuối tiêu, xoài, lê, táo, kiwi,... cung cấp đủ lượng chất xơ cho bé. Ngoài cung cấp chất xơ thì hoa quả còn cung cấp  vitamin C tăng sức đề kháng cho trẻ.

- Các loại củ như: khoai lang, củ cải đường,... cũng chứa nguồn chất xơ tuyệt vời cho cơ thể. Khoai lang được sử dụng là bài thuốc đơn giản chữa táo bón, bằng các món như khoai lang luộc, nấu, hầm,... khoai lang sẽ là lựa chọn ngon miệng cho khẩu phần ăn của bé.

Uống đủ nước

- Nước có vai trò quan trọng đối với cải thiện tình trạng táo bón. Trẻ nhỏ là đối tượng luôn thụ động trong việc ăn uống, bé thường mải chơi quên uống nước, điều đó có thể khiến bé bị táo bón nghiêm trọng hơn.

- Bên cạnh đó nước có vai trò loại bỏ các chất thải độc hại, cung cấp đủ nước cho đường ruột giúp làm mềm phân và tránh nguy cơ bị táo bón. Mẹ nên nhắc nhở bé uống nước, tùy theo lứa tuổi mà bổ sung lượng nước khác nhau.

Cách chăm sóc

Xoa bụng từ phải sang trái theo chiều kim đồng hồ ngày 3 – 4 lần vào khoảng cách giữa hai bữa ăn. Tăng cường vận động cơ thành bụng và cơ tròn hậu môn bằng cách cho trẻ chạy nhảy, nô đùa, tập thể dục, thể thao thường xuyên.

Tập đại tiện đúng giờ quy định, chọn thời gian lúc nào trẻ không vội vã, thường chọn sau bữa ăn vì lúc này nhu động ruột tăng (tránh bắt trẻ ngồi bô, bệ xí quá lâu).

Đưa trẻ đi khám

Các mẹ nên cho trẻ đi khám kịp thời nếu để tình trạng táo bón lâu ngày trẻ sẽ chướng bụng, chán ăn dẫn đến nguy cơ suy dinh dưỡng ảnh hưởng sự phát triển toàn diện của trẻ.

                                                                             Khoa Dinh dưỡng tiết chế, Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An

comment Bình luận

largeer