Có bầu ăn chôm chôm được không

Có bầu ăn chôm chôm được không? Trong quả chôm chôm có chứa nhiều dưỡng chất tốt cho hệ tiêu hóa, tăng cường sắt, giảm mệt mỏi. Tuy nhiên, do chôm chôm có tính nóng nên bà bầu chỉ được ăn ở mức độ vừa phải.
23/10/2017 09:30

 Giá trị dinh dưỡng của quả chôm chôm

Chôm chôm là loại cây ăn trái vùng nhiệt đới, có mặt ở hầu hết các nước Đông Nam Á. Chôm chôm có cùng họ với nhãn, vải. Hiện nay, cây chôm chôm còn được trồng ở một số nước châu Phi, châu Đại Dương và Trung Mỹ. Tại Việt Nam, chôm chôm được trồng nhiều ở khu vực Đồng Nai, Nam Trung Bộ, khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long.

Co bau an chom chom duoc

 

Có bầu ăn chôm chôm được không, đây là loại trái cây nhiệt đới được nhiều người yêu thích

Mùa quả chôm chôm bắt đầu từ tháng 5 - 9. Quả chôm chôm chín, có màu đỏ, nhiều súc tua nhỏ. Chôm chôm là loại trái cây ăn quả tươi hoặc được đóng hộp để xuất khẩu đi nước ngoài.

Chôm chôm được biết đến là loại trái cây thơm ngon, có giá trị dinh dưỡng cao. Bởi chứa nhiều vitamin và khoáng chất quan trọng có thể sử dụng làm thuốc phục vụ công tác chữa bệnh.

Các nghiên cứu khoa học phát hiện, trong chôm chôm chứa nhiều khoáng chất như mangan, kali, canxi, sắt, photpho. Trong quả còn giàu chất đạm, chất béo và vitamin C.

Vỏ quả chôm chôm có chứa rất nhiều tannin. Chất này có tác dụng hỗ trợ điều trị tiêu chảy, kiết lị, hạ sốt. Ở một số tỉnh khu vực đồng bằng sông Cửu Long, người dân sử dụng lá non của chôm chôm để nấu canh chua với rau muốn. Món ăn này có tác dụng thanh nhiệt, giải độc cực tốt.

Một nghiên cứu khác chỉ ra, phần hột bên trong quả chôm chôm chín chứa nhiều chất béo không no như olein. arachidin... các chất này có tác dụng kháng viêm. Đồng thời hỗ trợ điều trị bệnh đái tháo đường, rốt rét, tẩy giun đũa và giảm béo, làm đẹp da.

Hạt chôm chôm còn được biết đến là một vị thuốc cực kỳ công hiệu trong việc chữa bệnh tiểu đường. Người bị tiểu đường chỉ cần dùng 5 hạt chôm chôm rang chín, giã nhuyễn thành bột. Sau đo cho thêm một ít nước sôi vào hòa nhuyễn sau đó dùng uống 1 - 2 lần trong ngày. Nếu người bệnh sử dụng thường xuyên có thể giúp bệnh giảm nhẹ và giúp cân bằng lượng đường huyết trong máu hiệu quả.

Co bau an chom chom duoc

 

Có bầu ăn chôm chôm được không, nhờ ứng dụng khoa học kỹ thuật chôm chôm ruột vàng được ra đời

Mặt khác, trong quả chôm chôm chứa rất nhiều vitamin C. Đây là loại vitamin cực kỳ cần thiết đối với sức khỏe con người. Theo nghiên cứu, lượng vitamin C dồi dào trong chôm chôm giúp giảm xơ vữa động mạch, tăng huyết áp, điều chỉnh tốt lượng đường huyết trong máu. Ngoài ra, còn giúp tăng sức đề kháng và rất tốt cho người mới ốm dậy.

Cùng với lượng vitamin C dồi dào, hoạt chất axit gallic trong quả chôm chôm còn giúp chống lại tình trạng oxy hóa. Thêm nữa giúp ngăn chặn các gốc tự do xâm hại cơ thể và phòng bệnh ung thư cực hiệu quả.

Với lượng chất xơ cao, ít calo, chôm chôm được xem mà một loại hoa quả ăn kiêng cực công hiệu đối với những người muốn giảm cân. Bởi ăn chôm chôm giúp người béo kiểm soát tốt những cơn đói tốt, hỗ trợ việc tập luyện giảm cân hiệu quả.

Ngoài ra, thường xuyên ăn chôm chôm còn giúp làn da trở nên mịn màng, khỏe đẹp hơn.

Bà bầu nên ăn chôm chôm ở mức độ vừa phải

Với mức giá phải chăng, chôm chôm là loại trái cây được nhiều bà mẹ bỉm sữa ưa chuộng. Hơn nữa, trong chôm chôm chín còn chứa nhiều chất dinh dưỡng quan trọng, cực tốt cho sự phát triển của thai nhi và sức khỏe của bà bầu. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên, chôm chôm là loại quả tốt cho cả bà bầu và thai nhi. Nhưng chôm chôm có tính nóng nên bà bầu cần ăn ở mức độ vừa đủ.

Thực tế, chôm chôm chứa nhiều dưỡng chất có lợi cho sức khỏe bà bầu và thai nhi. Những tháng đầu thời kỳ dưỡng thai, bà bầu ăn chôm chôm giúp giảm nhanh cơn buồn nôn, ốm nghén hiệu quả.

Co bau an chom chom duoc

 

Có bầu ăn chôm chôm được không, bà bầu không nên ăn quá nhiều chôm chôm để tránh một số bệnh về xương khớp

Khoa học đã chứng minh, trong quả chôm chôm có chứa nhiều sắt. Đây là lượng sắt cần thiết đối với phụ nữ mang thai và thai nhi. Lượng sắt này giúp bà bầu không rơi vào tình trạng thiếu máu. Đồng thời hỗ trợ giúp thai nhi hình thành các cơ quan, hệ mạch máu ổn định, đúng thời gian. Hàm lượng sắt này còn giúp bà bầu giảm nhanh các triệu chứng mệt mỏi, chóng mặt do thiếu máu.

Lượng vitamin C dồi dào giúp bà bầu tăng sức đề kháng, ngăn chặn hiệu quả một số chứng bệnh như cảm cúm, cảm lạnh, nhức đầu, sổ mữi hoặc một số bệnh liên quan đến đường tiêu hóa.

Bên cạnh đó cũng không thể phủ nhận trong chôm chôm có chứa rất nhiều chất xơ. Chất xơ này hỗ trợ nhanh, hiệu quả giúp bà bầu ngăn chặn tình trạng táo bón, đầy bụng, khó tiêu. Đồng thời giúp tránh các chứng rối loạn tiêu hóa, ngăn ngừa nguy cơ gây ung thư ruột.

Tuy nhiên, chôm chôm là loại trái cây có tính nóng. Tính nóng của chôm chôm tương đương với nhãn và vải nên bà bầu cần có chế độ ăn chôm chôm hợp lý.

Bà bầu ăn quá nhiều chôm chôm có thể phải đối diện với nguy cơ sâu răng, loãng xương, rụng tóc, suy yếu móng tay móng chân, sức lực giảm sút. Đặc biệt, trong những tháng cuối thời kỳ mang thai, bà bầu không nên ăn chôm chôm thường xuyên để tránh ảnh hưởng đến sự phát triển xương khớp ở trẻ.

Cách chọn chôm chôm tươi, ngon

Chôm chôm thường được vận chuyển từ nam ra bắc nên không tránh được tình trạng khô héo hoặc dập nát. Khi chôm chôm có hiện tượng hỏng sẽ chứa nhiều vi khuẩn không tốt cho sức khỏe bà bầu và thai nhi. Bởi vậy, bà bầu cần biết cách lựa chọn chôm chôm  tươi.

- Bà bầu chỉ nên mua chôm chôm khi vào mùa, chôm chôm ngon nhất là từ tháng 4 - đến tháng 6 dương lịch.

Co bau an chom chom duoc

 

Có bầu ăn chôm chôm được không, bà bầu chỉ nên ăn chôm chôm khi vỏ còn tươi và râu không bị thâm đen

- Bắt đầu từ tháng 7, chôm chôm cuối mùa nên thường dễ bị sâu.

- Bà bầu nên chọn chôm chôm chín có màu đỏ tươi, các tua bên ngoài không bị dập nát, thâm tím.

- Bên trong quả chôm chôm cùi dày, tróc hạt, ăn có vị ngọt thơm.

- Bà bầu cần tránh mua chôm chôm rụng cuống, bên ngoài vỏ dập nát, thâm tím. Vì đây là loại chôm chôm đã để lâu rất dễ bị các loại vi khuẩn xâm nhập.

comment Bình luận

largeer