Có bầu ăn quả cóc được không

Có bầu ăn quả cóc được không? Quả cóc là loại trái cây có chứa hàm lượng chất dinh dưỡng cao, tốt cho sức khỏe thai phụ. Bà bầu ăn cóc không chỉ tốt cho hệ tiêu hóa mà còn có tác dụng làm đẹp cực công hiệu.
27/10/2017 10:00

 Giá trị dinh dưỡng của quả cóc

Cóc là cây ăn quả nhiệt đới được trồng tại nhiều nước trong khu vực Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Quả cóc có thể ăn khi còn xanh hoặc khi chín. Quả cóc có vỏ mỏng, cùi dày, giòn. Khi xanh có vị chua, khi ngọt chuyển dần sang vị ngọt thanh.

Tại Indonesia, Malaysia, Singarpre quả cóc được sử dụng rất nhiều trong ẩm thực. Tại Việt Nam, quả cóc là một món ăn vặt được nhiều chị em phụ nữ ưa chuộng. Cóc có thể được ăn tươi hoặc sử dụng làm nộm...

Co bau an coc duoc khong

 

Có bầu ăn cóc được không, đây là món ăn vặt ưa chuộng của nhiều chị em phụ nữ

Theo đông y, quả cóc có vị chua, mát nên có tác dụng thanh nhiệt, giải độc rất tốt. Các thầy thuốc đông y ít khi sử dụng cóc trong chữa bệnh. Tuy nhiên, không thể phủ nhận công dụng tốt của cóc trong việc điều trị chứng viêm họng. Các thầy thuốc dân gian, dùng cóc chấm muối nhau kỹ và nuốt từ từ sẽ giảm ngay các triệu chứng đau họng.

Mặt khác, cóc còn được sử dụng làm dược liệu trong bài thuốc trị tiêu chảy. Người bị tiêu chảy chỉ cần lấy vỏ cây cóc và vỏ cây chiêu liêu nghệ sắc nước uống mỗi ngày 3 lần sẽ giảm nhanh tình trạng tiêu chảy.

Theo y học hiện đại, cóc là loại trái cây chứa nhiều chất dinh dưỡng quan trọng cần thiết cho sức khỏe con người. Tính trung bình, trong 100gr cóc có chứa:

- Calories 157

- Chất đạm 0.5-08 g

- Chất béo 0.28- 1.79 g

- Chất carbohydrate 1.2-9.5 g

-(Chất so=fiber) : 1.1-8.4g

- Calcium 0.42 g

- Sắt 0.02 g

- Magnesium 0.2 g

- Phosphorus 0.51 g

- Potassium 2 g

- Kẽm 1.9 mg

- Beta-Carotene 16 mg

- Niacin 105 mg

- Riboflavine 1.5 mg

- Vitamin C 42 mg

Tuy nhiên, so với giá trị dinh dưỡng của các loại trái cây như xoài, chuối, dưa hấu... thì cóc vẫn được đánh giá là kém hơn một chút. Tuy nhiên, vẫn không thể phủ nhận tác dụng tuyệt vời của cóc đối sức khỏe con người.

Với hàm lượng chất xơ cao, kết hợp với protein, glucid, lipid... cóc được xem là loại trái cây cực tốt cho hệ tiêu hóa. Các chất này kích thích chuyển hóa thức ăn thành năng lượng. Đồng thời làm sinh tân dịch giúp con người ăn ngon miệng hơn.

Co bau an coc duoc khong

 

Có bầu ăn cóc được không, cóc chứa nhiều vitamin C cs khả năng tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể bà bầu

Hàm lượng sắt cao, acid ascorbic dồi dào của cóc giúp tăng cường sức đề kháng, ngăn chặn tình trạng cảm cúm, đau họng. Ngoài ra, lượng sắt ổn định còn giúp hạn chế tình trạng thiếu máu, chóng mặt, đau đầu hiệu quả.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, cóc có chứa cực iys calo. Bởi vậy, chị em phụ nữ ăn cóc sẽ không lo bị béo bụng. Thậm chí thường xuyên ăn cóc còn hỗ trợ giúp tăng cường sức khỏe, giảm stress.

Rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra tác dụng chữa bệnh tuyệt vơi của quả cóc. Với hàm lượng đường ít, cóc có tác dụng làm giảm lượng đường trong máu ở người bị tiểu đường tuýp 2. Mặt khác hàm lượng vitamin C cao còn giúp chống lại tình trạng oxy hóa, ngăn chặn các gốc tự do phá hoại chuỗi ADN, giảm nguy cơ mắc bệnh về tim mạch, ung thư...

Trong ngành làm đẹp, cóc cũng có công dụng không hề nhỏ. Cóc có nhiều chất xơ, ít calo, nên rất tốt cho quá trình giảm cân. Tuy có tác dụng giảm cân nhưng cóc vẫn cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể như canxi, chất đạm, sắt để giúp da dẻ trở nên tươi sáng.

Hàm lượng vitamin C trong cóc rất nhiều giúp hỗ trợ hấp thụ sắt, tổng hợp collagen và protein để tạo thành các liên kết chữa lành vết thương, chống lại tình trạng lão hóa da.

Bà bầu ăn cóc tốt cho sức khỏe

Các chuyên gia dinh dưỡng luôn tán thành việc bà bầu ăn cóc trong thời kỳ dưỡng thai. Bởi cóc có chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho cả thai phụ và thai nhi. Tuy nhiên, bà bầu nên ăn cóc xanh ở mức độ vừa phải để tránh ghê răng. Đồng thời cũng không nên ăn cóc khi còn đói vì dễ gây cồn ruột. Tuy nhiên, chúng ta không thể phủ nhận nhiều tác dụng tuyệt vời của cóc như:

Cải thiện chức năng của hệ tiêu hóa: Trong 100gr cóc cóc chứa 5,7gr chất xơ. Lượng chất xơ này chiếm khoảng hơn 20% tổng lượng chất xơ trong cơ thể con người. Với hàm lượng chất xơ dồi dào, ăn cóc giúp bà bầu cải thiện được trình trạng táo bón, giúp hệ tiêu hóa hoạt đôngn tốt hơn. Đồng thời giúp kiểm soát cân nặng hiệu quả trong thời gian mang thai mà không ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.

 

Có bầu ăn được cóc không, hướng dẫn cách làm nước ép cóc

Ăn óc giúp tăng cường sức đề kháng: Hàm lượng vitamin C dồi dào có khả năng tăng cường sức đề kháng, ngăn chặn các dịch bệnh theo mùa ở bà bầu. Ngoài ra, hàm lượng vitamin C cũng giúp cơ thể bà bầu tổng hợp sắt ngăn chặn tình trạng thiếu sắt ở bà bầu. Đồng thời giúp tổng hợp collagen ngăn chặn các nếp nhăn trên da mặt.

Không thể phủ nhận, trong cóc có chứa rất nhiều canxi. Hàm lượng canxi này tốt cho cả hệ xương khớp của mẹ và thai nhi. Theo nghiên cứu, trong 100gr cóc có chứa khoảng 32mg canxi tương đương với khoảng 3% lượng canxi cần thiết cho cơ thể mỗi ngày.

Một số mẹ bầu thích ăn ngọt thì nên tăng cường ăn cóc. Bởi trong cóc có nhiều chất giúp kiểm soát lượng đường trong máu, tránh tình trạng mắc bệnh tiểu đường. Để đạt hiệu quả cao, bà bầu lấy cóc chín, bỏ hạt đem sấy khô, tán thành bột để uống dần. Nếu uống trong khoảng 1 - 2 tháng sẽ giảm nhanh lượng đường trong máu.

Ngoài ra, với hàm lượng vitamin A khá nhiều, ăn cóc còn có tác dụng chữa lành các vết thương ngoài da, chống viêm nhiễm và cực tốt cho mắt.

comment Bình luận

largeer