Cuộc chiến nơi "tâm dịch" của các y bác sĩ tuyến đầu
Trải qua nhiều lần chống dịch ở Bắc Giang, Hải Dương nhưng có lẽ đợt chống dịch tại TP.HCM là nặng nề và dữ dội nhất đối với các y bác sĩ. Đợt dịch này diễn ra vô cùng khủng khiếp, những y bác sĩ vào TP.HCM chống dịch đều mất ăn, mất ngủ trong giai đoạn đầu tiên.

Khi vào đây phải bắt đầu từ điều nhỏ nhất để thành lập 1 trung tâm ICU, trong 2 tuần đầu tiên thành lập thì lượng bệnh nhân chuyển đến rất đông và nhiều với số lượng nhân viên y tế rất hạn chế các y bác sĩ gặp phải khó khăn rất nhiều. Hầu hết các nhân viên y tế đều phải làm việc xuyên đêm.

Sau khi làm việc những tháng ngày qua, làm việc ở môi trường nóng như vậy và phải mặc đồ bảo hộ từ đầu đến chân, mồ hôi nhiều, mất nước và điện giải nhiều. Đặc biệt trong những ngày đầu tiên mọi người đều mắc bệnh ngoài da, bị viêm da, sốc nhiệt,...

Có những bệnh nhân vào viện trong tình trạng cả gia đình bị nhiễm và đều không qua khỏi, đến khi lần lượt các bệnh nhân tử vong các y bác sĩ cũng không biết gọi điện thoại cho người thân nào khác. Khi nhìn thấy bệnh nhân chết là điều khiến cho các y bác sĩ rất day dứt, đôi khi cảm thấy bất lực vì số lượng bác sĩ còn hạn chế, các bác sĩ chuyên ngành hồi sức cấp cứu lại càng ít hơn nữa. Chính vì vậy lúc nào các y bác sĩ cùng phải căng mình, luôn luôn trong tâm thế chủ động.

Chứng kiến các bệnh nhân nặng quá nhiều, áp lực đè nặng lên người làm y khiến họ như không thể vượt qua được. Nhìn thấy phổi của bệnh nhân tổn thương quá nặng, cảm giác mệt mỏi, tội lỗi vì không cứu được họ, rất nhiều nhân viên y tế mất ngủ phải dùng thuốc ngủ, rơi vào trạng thái stress trong giai đoạn đầu tiên, đôi khi họ phải có sự trợ giúp của các đồng nghiệp chuyên khoa về tâm thần để hỗ trợ trong giai đoạn đầu tiên đó.

Họ luôn luô bị ám ảnh người lúc nào cũng lâng lâng trên mây và khi về đến nơi nghỉ, nằm lên trên giường nằm ngủ vẫn còn nghe thấy tiếng máy thở. Đây là bệnh viện tầng cuối nên tất cả các bệnh nhân nặng từ các nơi đổ về rất nhiều và bệnh nhân hầu hết là phải thở máy, nên trong đầu lúc nào cũng nghe thấy tiếng tít tít của máy thở, máy báo động, gây ra stress liên quan đến vấn đề âm thanh khá lớn.

Hầu hết khi bước chân vào đây không biết là ngày hay đêm, tất cả chỉ có ánh sáng của đèn, tiếng âm thanh duy nhất là tiếng gọi nhau của nhân viên y tế, chỉ gọi nhau bằng tên được viết bên ngoài bộ quần áo bảo hộ, nhận qua nhau bằng dáng đi. Khi cởi bộ đồ bảo hộ ra bên ngoài thì đôi khi không nhận ra nhau nữa, bởi vì họ từ các khoa khác nhau nên nhiều lúc cũng không biết nhau.

Cùng với đó là nỗi nhớ gia đình, đặc biệt là các y bác sĩ, nhân viên y tế, điều dưỡng, tình nguyện viên là nữ có con nhỏ nên rất lo lắng khi đang ở nhà mong ngóng mẹ từng ngày.

Bác sĩ Ngô Đức Hùng - Trung tâm Cấp cứu A9 - Bệnh viện Bạch Mai
Bác sĩ Ngô Đức Hùng - Trung tâm Cấp cứu A9 - Bệnh viện Bạch Mai đã chia sẻ: "Chúng tôi dặn lòng mình là phải tự mạnh mẽ không biểu lộ sự mệt mỏi để hỗ trợ cho đồng nghiệp... Những gì chúng tôi chứng kiến chính là động lực cho chúng tôi cố gắng làm tốt hơn nữa đó là người bệnh. Những người bệnh họ đỡ, họ đáp ứng điều trị, chuyển biến tốt là hạnh phúc lớn.... Nếu bệnh nhân được ra viện, được trở về với vòng tay gia đình, hạnh phúc đó không gì đo đếm được".

Với những bệnh nhân mắc COVID-19 nặng, họ chỉ tổn thương phổi, còn não vẫn hoạt động bình thường, thiếu oxy, bệnh nhân thở máy trong trạng thái tỉnh táo hoàn toàn, có những bệnh nhân ra hiệu hoặc viết vào tờ giấy hỏi: "Bao giờ em chết?". Điều này đã tác động cực kỳ mạnh đến đội ngũ các y bác sĩ, bệnh nhân này là một trong những bệnh nhân tiên lượng rất xấu, dù trẻ tuổi nhưng phổi bị tổn thương xơ hóa 2 bên. Đằng sau mỗi người đều có gia đình, người thân vì vậy các y bác sĩ ngày đêm nỗ lực chăm sóc, cứu chữa để bệnh nhân có thể trở về với gia đình.

Nhìn thấy bệnh nhân được ra viện khiến các y bác sĩ vô cùng vui, chút đi một gánh nặng, đưa họ trở về với cuộc đời có gia đình của họ. Chúng ta đang sống trong một đại dịch, bệnh nhân khi bước chân vào khu ICU hoàn toàn cắt hết các liên lạc giữa người bệnh và gia đình. Gia đình của bệnh nhân chỉ được biết tình hình của bệnh nhân qua những cuộc điện thoại của nhân viên y tế. Nếu như bệnh nhân không qua khỏi, tử vong thì cũng chỉ nhận được cuộc điện thoại từ nhân viên y tế bệnh nhân đã ngừng tim vào thời gian... ngày... tháng... năm... hoàn toàn họ không được nhìn thấy người thân của mình lần cuối. Đây là niễm đau xót.

"Tôi nghĩ rằng việc đi chống dịch là nhiệm vụ của nhân viên y tế, đây là việc bình thường, không có gì to tát cả, mỗi lần đi như một chuyến công tác, cứ hết dịch được trở về nhà là niềm hạnh phúc. Mong muốn lớn nhất của chúng tôi được trở về với người thân, với gia đình. Hơn ai hết chúng tôi đều mong muốn điều trị khỏi cho các bệnh nhân ở đây để trở về với gia đình của họ, mong cho dịch bệnh qua nhanh thì như thế chúng tôi cũng mới có thể yên tâm trở về nhà của mình được", bác sĩ Ngô Đức Hùng chia sẻ.
"Bài tuyên truyền thực hiện Nghị quyết 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ"
Nguyễn Trang

- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Hai ông lớn bất động sản và y tế hợp tác xây dựng bệnh viện nghìn giường, khám chữa bệnh đa khoa và chuyên sâu ung bướu công nghệ cao
Là khu đô thị xanh, hiện đại bậc nhất TP.HCM Hồ Chí Minh, Công ty Phú Mỹ Hưng đã dành “khu đất vàng” đắt giá để chào đón Hệ thống BVĐK Tâm Anh đầu tư xây dựng bệnh viện hiện đại nghìn giường với công nghệ khám chữa bệnh đẳng cấp quốc tế, góp phần hoàn thiện hệ sinh thái tiện ích phục vụ cư dân khu đô thị và người dân thành phố.April 19 at 10:18 am -
Tập đoàn Amway ra mắt bộ giải pháp chăm sóc tóc và da đầu hoàn toàn mới
Hôm nay, thương hiệu chăm sóc tóc Satinique, thuộc Tập đoàn Amway vừa ra mắt bộ giải pháp chăm sóc tóc và da đầu hoàn toàn mới. Với công thức cải tiến vượt trội, chứa các dưỡng chất từ thực vật an toàn và dịu nhẹ, Satinique mang đến hiệu quả chăm sóc tối ưu, giúp mái tóc khỏe mạnh, bóng mượt và tràn đầy sức sống.April 17 at 4:46 pm -
Long Châu đồng loạt phủ cờ Tổ quốc ở hơn 2025 nhà thuốc trên toàn quốc nhân dịp lễ 30/4 - 1/5
Những ngày tháng Tư, khắp các tuyến đường, con phố trên cả nước dần nhuộm đỏ sắc cờ. Người người, nhà nhà đều háo hức chuẩn bị đón chào dịp lễ trọng đại – kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025). Hòa trong không khí ấy, hệ thống hơn 2000 nhà thuốc Long Châu trên toàn quốc đồng loạt trang trí, treo cờ Tổ quốc rực rỡ.April 15 at 2:19 pm -
Meijibio Healing Retreat: Hành trình chữa lành cho sức khỏe thân – tâm – trí
Trong nhịp sống hiện đại đầy áp lực, con người ngày càng ý thức rõ hơn về nhu cầu chăm sóc sức khỏe một cách toàn diện, không chỉ là chữa bệnh, mà còn là phòng ngừa, phục hồi và tái tạo năng lượng sống. Từ đó, khái niệm Healing Retreat – hành trình chữa lành dần trở thành xu hướng mới trên toàn cầu, đặc biệt với những ai đang tìm kiếm sự cân bằng sâu sắc giữa thể chất và tinh thần.April 15 at 10:06 am