Đảm bảo an toàn cho đồng bào dân tộc thiểu số ở Sơn La trước thiên tai
Gần 10.000 nhà dân bị ảnh hưởng do thiên tai
Năm 2020, thiên tai trên địa bàn tỉnh đã làm 4 người chết, 12 người bị thương; hơn 9.000 nhà bị thiệt hại, trong đó 43 nhà thiệt hại hoàn toàn; 190 nhà thiệt hại từ 50% - 70%; 5.393 nhà thiệt hại từ 30% - 50%; 3.326 nhà thiệt hại một phần dưới 30%; 90 nhà phải di dời khẩn cấp. Tổng giá trị thiệt hại do thiên tai năm 2020 trên 219 tỷ đồng. 8 tháng năm 2021, thiên tai đã làm 2 người chết, 1 người bị thương; 2 ngôi nhà bị sập, cuốn trôi, 398 nhà bị hư hại... Tổng giá trị thiệt hại ước tính khoảng 25 tỷ đồng.
Giai đoạn 2016-2020, tỉnh Sơn La đã thực hiện 170 dự án di chuyển, bố trí sắp xếp dân cư vùng thiên tai
Ngay sau khi thiên tai xảy ra, các địa phương bị thiệt hại đã kịp thời thăm hỏi, động viên và huy động các nguồn lực tại chỗ để khắc phục hậu quả thiệt hại, ổn định sản xuất đời sống cho nhân dân. Đối với các hộ dân có nhà cửa bị thiệt hại nặng, UBND các xã đã hoàn thiện hồ sơ trình cấp có thẩm quyền quyết định hỗ trợ theo quy định.
Theo Ban chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh, hàng năm, Sơn La phải chịu ảnh hưởng trực tiếp của nhiều dạng thiên tai như mưa lớn, lũ, lũ quét, sạt lở, ngập lụt, lốc, sét, mưa đá, rét hại, sương muối… khả năng xảy ra thiên tai có trên cả 4 mùa trong năm. Trong đó, lũ quét, dông lốc, sạt lở là các dạng thiên tai xảy ra bất ngờ, khó dự báo để chủ động trong phòng, tránh, ứng phó.
Sơn La là địa phương phải chịu ảnh hưởng trực tiếp của nhiều dạng thiên tai như mưa lớn, lũ, lũ quét, sạt lở, ngập lụt...
Ông Cầm Bun Păn, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi, Phó Trưởng ban phụ trách Văn phòng Ban chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh Sơn La cho biết: Để ổn định đời sống cho người dân vùng thiên tai, công tác sắp xếp ổn định dân cư, khắc phục cơ sở hạ tầng cho người dân luôn được tỉnh Sơn La quan tâm, chỉ đạo sát sao, đã huy động kịp thời các nguồn lực từ ngân sách nhà nước, nguồn ủng hộ của các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân để xây dựng các điểm tái định cư, sơ tán, di chuyển dân đảm bảo nhanh chóng ổn định đời sống, sinh hoạt cho nhân dân vùng thiên tai.
Song song đó, tập trung khắc phục, sửa chữa các tuyến đường giao thông, thủy lợi, nước sinh hoạt, trường học, trạm y tế, hệ thống điện, thông tin liên lạc, viễn thông... cho nhân dân vùng lũ. Kịp thời hỗ trợ khai hoang mới diện tích canh tác, vật tư, chuyển đổi giống cây trồng, vật nuôi (cây lương thực, hoa màu, cây ăn quả, cây lâm nghiệp, giống gia súc và gia cầm như bò, dê, lợn...) để khôi phục và phát triển sản xuất, ổn định sinh kế cho nhân dân tái định cư sau thiên tai.
Tiếp tục rà soát, di chuyển người dân vùng nguy cơ lũ quét
Tuy nhiên, do là tỉnh miền núi có địa hình phức tạp, hiểm trở; quỹ đất, nguồn nước hạn hẹp, tỉnh Sơn La còn gặp nhiều khó khăn trong bố trí mặt bằng xây dựng nhà ở, công trình phúc lợi, cơ sở hạ tầng và sản xuất. Suất đầu tư xây dựng các hạng mục công trình lớn; điều kiện tái sản xuất, chuyển đổi cơ cấu sản xuất, lưu thông hàng hóa còn gặp nhiều khó khăn.
Xây dựng hệ thống cảnh báo, cắm biển cảnh báo, mốc chỉ giới đối với vùng có nguy cơ lũ quét, ngập lụt, sạt lở đất...
Trong thời gian tới, tỉnh đang tập trung rà soát hiện trạng các vùng dân cư, ngăn chặn việc xây dựng mới và có kế hoạch từng bước di chuyển dân ra khỏi vùng ven sông, suối, vùng sườn đồi, núi, vùng ven taluy có nguy cơ lũ quét, sạt lở, đá rơi. Ngăn cấm, xử lý nghiêm việc xây dựng nhà ở, công trình san lấp, xâm lấn ngăn cản dòng chảy, hang thoát lũ tự nhiên, đổ chất thải rắn làm ảnh hưởng đến tiêu thoát lũ.
Giai đoạn 2021-2025, tỉnh Sơn La đã đưa vào kế hoạch đầu tư công trung hạn 21 dự án sắp xếp ổn định dân cư vùng thiên tai dự kiến khởi công mới trên địa bàn 9 huyện: Mường La, Phù Yên, Bắc Yên, Quỳnh Nhai, Thuận Châu, Sông Mã, Vân Hồ, Sốp Cộp, Yên Châu. Dự kiến bố trí ổn định cho gần 1.000 hộ dân.
Thường xuyên kiểm tra, chỉ đạo, đôn đốc việc thực hiện phương án phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn theo phương châm "4 tại chỗ" của các cấp, các ngành, đảm bảo cụ thể, chi tiết, phù hợp với đặc điểm của từng vùng, từng địa phương. Chủ động thực hiện phương châm "4 tại chỗ " với nhiệm vụ "kép" phòng, chống thiên tai trong bối cảnh phòng, chống dịch bệnh COVID-19.
Xây dựng hệ thống cảnh báo, cắm biển cảnh báo, mốc chỉ giới đối với vùng có nguy cơ lũ quét, ngập lụt, sạt lở đất, đá rơi, taluy, cầu cống, ngầm tràn không an toàn khi có mưa lũ; bố trí lực lượng giám sát, hướng dẫn an toàn cho người dân tại vùng nguy hiểm. Lắp đặt thiết bị thông tin, truyền tin, cảnh báo thiên tai tại cộng đồng vùng thiên tai để chủ động triển khai các hoạt động phòng tránh, ứng phó kịp thời, hiệu quả.
Nhằm nâng cao năng lực dự báo, cảnh báo mưa lũ, Ban chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh Sơn La đã rà soát các khu vực đầu nguồn các lưu vực sông, suối có độ dốc lớn, mưa lớn dẫn đến đất dễ xói mòn, sạt lở gây ra lũ ống, lũ quét, sạt lở đất, lắp đặt bổ sung các trạm đo mưa tự động.
Hiện toàn tỉnh có 64 trạm đo mưa tự động, trong đó, Ban chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh 25 trạm; Đài Khí tượng thủy văn khu vực Tây Bắc 10 trạm; 29 trạm của các nhà máy thủy điện đóng trên địa bàn tỉnh, tăng cường cung cấp dữ liệu phục vụ cho công tác dự báo, cảnh báo thiên tai. Đã cắm 316 biển cảnh báo tại các địa điểm có nguy cơ cao rủi ro thiên tai tại khu vực dễ bị ngập lụt, xảy ra lũ quét, sạt lở đất, khu vực sụt lún, sạt lở bờ sông, suối.
Chỉ đạo các huyện, thành phố chủ động bố trí nguồn ngân sách hàng năm phục vụ cho công tác đầu tư công nghệ, thiết bị, nâng cao chất lượng công tác thông tin, dự báo, cảnh báo phục vụ hiệu quả phòng chống thiên tai. Các địa bàn cơ sở, tại các xã, bản, các lưu vực, địa điểm sung yếu trước và trong mùa mưa lũ phải thường xuyên tổ chức kiểm tra, tuần tra các thung lũng, suối khe thượng nguồn để chủ động khơi thông, thanh thải vật cản...
Theo TNVMT
- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Hội nghị Quốc tế “Cập nhật chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu – cổ”
Tại Việt Nam, mỗi năm có hơn 20% dân số phải sống chung với viêm mũi xoang mạn tính, trong khi ung thư đầu cổ chiếm tới 10% tổng số ca ung thư - những con số vô cùng đáng báo động. Trước sự gia tăng nhanh chóng của các ca bệnh, việc nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu - cổ đã trở nên vô cùng cấp thiết.November 22 at 3:53 pm -
Đau hơn sau khi tiêm tế bào gốc trong điều trị thoái hóa khớp: Điều bình thường và cách xử lý
Liệu pháp tế bào gốc mang lại hy vọng cho người bệnh trên hành trình tìm kiếm giải pháp cải thiện và giảm bớt đau đớn từ chấn thương hoặc các bệnh lý mãn tính.November 20 at 5:33 pm -
Mở khóa thanh xuân, trẻ khỏe toàn diện với liệu pháp tế bào gốc
Lão hóa là một quá trình phức tạp, không chỉ ảnh hưởng đến làn da, mái tóc mà còn tác động đến cấu trúc và chức năng của các cơ quan bên trong cơ thể. Ngày nay với sự phát triển vượt bậc của y học tái tạo, liệu pháp tế bào gốc được ứng dụng toàn diện giúp cơ thể khỏe mạnh từ bên trong, đồng thời duy trì nét tươi trẻ, rạng rỡ bên ngoài, làm chậm quá trình lão hóa.November 20 at 5:33 pm -
Tầm nhìn “Borderless Future” - Định hình tương lai không biên giới tại nơi làm việc tốt nhất Việt Nam
Ngày 19/11/2024, tại Hội nghị Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024, khi cái tên Unilever Việt Nam được xướng lên ở vị trí số 1 trong danh sách 100 doanh nghiệp lớn có môi trường làm việc tốt nhất, đó không chỉ là khoảnh khắc đáng tự hào mà còn là sự khẳng định cho tầm nhìn, những nỗ lực bền bỉ của một doanh nghiệp Top 1 ngành FMCG trong hành trình xây dựng môi trường làm việc hiện đại, bền vững.November 20 at 5:20 pm