Đẳng sâm có tác dụng gì?

Theo y học cổ truyền, đẳng sâm có nhiều công dụng quý như:
13/08/2024 17:46

Giúp bồi bổ cơ thể nhanh chóng: Nếu bạn đang bị đuối sức, ù tai, mệt rã… vì công việc thì uống một ít nước sắc đẳng sâm sẽ giúp phục hồi nhanh chóng.

Giúp bổ tiêu hóa, lợi tiểu: Đẳng sâm giúp bạn ăn uống ngon miệng hơn, hệ tiêu hóa cũng vận hành tốt hơn.

Giúp sinh tân dịch trong cơ thể: Những người hay thấy khô khát do thiếu tân dịch (gây phiền nhiệt) thì có thể dùng đẳng sâm để cải thiện.

Bổ máu: Đẳng sâm giúp cơ thể tạo máu tốt hơn, vì vậy, nó có thể hỗ trợ điều trị thiếu máu.

Điều trị bệnh bạch huyết, vàng da, nước tiểu có albumin. 

Điều trị viêm thượng thận.

Cách dùng: Mỗi ngày, sắc uống từ 6 – 12g đẳng sâm khô (hoặc nhiều hơn tùy theo hướng dẫn của thầy thuốc).

Nhìn chung, trước khi dùng đẳng sâm làm thuốc, bạn nên hỏi ý kiến thầy thuốc/bác sĩ xem tình trạng sức khỏe của bạn có phù hợp với đẳng sâm không. Khi dùng, bạn cũng cần dùng đúng liều lượng, không nên lạm dụng để tránh các tác dụng phụ (vì dù là thuốc bổ, nếu uống quá nhiều cũng sẽ thành “chất độc”).

dangsam

Đẳng sâm. (Ảnh: Caythuoc.org)

Cách dùng đẳng sâm, cách ngâm rượu đẳng sâm

Sau khi mua về, bạn có thể dùng đảng sâm bằng cách sắc uống hoặc ngâm rượu uống.

Nếu sắc uống thì mỗi ngày, bạn lấy từ 6 – 12g đẳng sâm khô, rửa sơ với nước rồi chặt nhỏ ra, sau đó ngâm trong nước 15 phút rồi nấu lấy nước uống.

Nếu ngâm rượu uống thì bạn lấy 1 kg đẳng sâm khô, ngâm với 6 lít rượu trắng rồi đậy nắp kín. Sau 1 tháng, bạn có thể bắt đầu dùng, mỗi ngày uống 1 – 2 chén rượu nhỏ là được.

Gợi ý: Bạn có thể kết hợp cả đẳng sâm tươi và đẳng sâm khô để ngâm rượu, như thế, bạn vừa có màu rượu đẹp, dược chất cao (của đẳng sâm khô), vừa có hình thức đẹp (của đẳng sâm tươi). Với củ tươi thì tỉ lệ ngâm rượu là 1 kg : 3 lít rượu trắng.

Đẳng sâm kỵ gì? Ai không được dùng đẳng sâm?

Đẳng sâm là “nhân sâm của người nghèo” vì nó bổ khí rất tốt, giá thành lại rẻ. Tuy nhiên, có một số lưu ý khi dùng đẳng sâm, đó là:

- Đẳng sâm kỵ sắt, vì vậy, khi nấu uống thì bạn không được nấu bằng nồi sắt (hoặc ấm sắt). Tốt nhất, bạn nên nấu bằng ấm đất, nồi đất hoặc nồi thủy tinh, nồi nhôm…

- Khi dùng đẳng sâm thì không được uống trà xanh, không được ăn củ cải, không được ăn hải sản và không được dùng chung với vị thuốc lê lô (vì chúng không hợp nhau).

- Bà bầu và phụ nữ sau sinh không nên uống. Người hỏa vượng, thực nhiệt không nên uống.

- Người gan yếu, bị bệnh gan hoặc bị Gút… không nên uống rượu đẳng sâm.

Những thắc mắc thường gặp về đẳng sâm

Đẳng sâm quen thuộc với nhiều người dân Tây Nguyên và Tây Bắc. Tuy nhiên, cũng có nhiều người chưa rõ về loại sâm này. Dưới đây là câu trả lời một số thắc mắc thường gặp về đẳng sâm:

Đẳng sâm có phải là sâm dây không?

Đẳng sâm chính là sâm dây. Sở dĩ gọi là sâm dây là vì thân của nó thuộc dạng dây leo (chứ không phải thân thảo như nhân sâm, đan sâm, sâm bố chính…).

Ngoài hai tên gọi này thì nó còn được gọi là sâm leo, đùi gà…

Đẳng sâm có tên khoa học là gì?

Đẳng sâm có tên khoa học là Campanumoea javanica (tên đồng nghĩa là Codonopsis javanica).

Đẳng sâm có ăn được không?

Đẳng sâm có thể ăn được (ăn tươi sẽ ngon và mát hơn). Tuy nhiên, vì đây là một vị thuốc thực thụ nên nó có dược tính, vì vậy, bạn không nên lạm dụng (còn như ăn chơi một ít thì vẫn được).

Theo Caythuoc.org

comment Bình luận

largeer