Những cây thuốc nam điều trị bệnh mạch vành

Bệnh mạch vành là chứng xơ vữa mạch máu trên thân quả tim (mạch máu vành tim) dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm cho tim mạch. Không giống như những chứng bệnh khác, bệnh mạch vành có rất ít các vị thuốc có tác dụng điều trị căn bệnh này. Dưới đây là những cây thuốc nam điều trị bệnh mạch vành.
06/08/2024 07:50

Dong riềng đỏ

Cây dong riềng đỏ là cây thuốc được nhắc tới đầu tiên bởi mặc dù không có tên trong danh mục các cây thuốc vị thuốc Việt Nam nhưng đây lại là loại thảo dược điều trị mạch vành hiệu quả cao. Trong vài năm gần đây dong riềng đỏ được ví như bí kíp điều trị mạch vành bỏ túi của nhiều bệnh nhân.

Người đầu tiên có công tìm ra bài thuốc điều trị mạch vành từ cây dong riềng đỏ là Bác sỹ Hoàng Sầm (Viện y học bản địa Việt Nam), ông đã nhận ra điều đặc biệt mà ít người để ý tới đó là một khu người dân tộc Dao ở Tây Bắc hầu như không mắc các bệnh về tim mạch có truyền thống sử dụng cây dong riềng đỏ làm thực phẩm.

Sau đó các nghiên cứu đã được tiến hành, các nghiên cứu tại Việt Nam đã công nhận hiệu quả hỗ trợ điều trị bệnh mạch vành rất khả quan của cây dong riềng đỏ. Hiện nay đã có chế phẩm từ cây dong riềng đỏ dạng viên nén mang tên Cardocorz, ngoài ra người bệnh cũng có thể dùng cây dong riềng đỏ dạng (thân, lá, củ khô) cũng có chung một tác dụng.

Cách dùng, liều dùng:

Dong riềng đỏ khô 50g, đem rửa thật sạch, đun với 1,5 lít nước, đun cạn lấy 1 lít nước chia làm 3 lần uống sau bữa ăn. Kiên trì sử dụng trong khoảng 1 tháng sẽ có chuyển biến tích cực.

Lưu ý: Cây dong riềng đỏ trong bài viết này khác với cây dong riềng trắng dùng để làm miến, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng sử dụng đúng cây dong riềng đỏ mới đem lại hiệu quả điều trị mạch vành cao nhất.

dongriengdo

Cây dong riềng đỏ - một trong những cây thuốc điều trị bệnh mạch vành (Ảnh: Cayhtuoc.org)

Cây thành ngạnh

Cây thành ngạnh còn được gọi là cây đỏ ngọn (loài cây có ngọn màu đỏ), đây là loại cây thân gỗ nhỏ, mọc hoang hóa ở các tỉnh miền núi phía Bắc. Đây cũng là một loại cây thông dụng, rất dễ tìm, nếu để ý bạn sẽ thấy cây này mọc hoang hóa rất nhiều ở các sườn đồi các tỉnh miền núi (ở đồng bằng ít thấy).

Bộ phận dùng của cây là: Lá và thân cây, đặc biệt là phần ngọn non. Cây có vị hơi chát, hơi ngọt, tính lương.

Nhân dân thường sử dụng thành ngạnh làm thuốc tăng cường tiêu hóa, kích thíc ăn uống, giúp ăn ngon ngủ tốt. Gần đây cây này còn được sử dụng làm thuốc hỗ trợ điều trị bệnh tim mạch, giúp tăng cường tuần hoàn máu, hỗ trợ điều trị bệnh mạch vành, giảm xơ vữa động mạch, tăng cường trí nhớ.

Cách dùng thành ngạnh:

Thân lá khô 30g – 40g, rửa sạch, sắc lấy nước uống hàng ngày.

Ngoài ra còn dùng kết hợp với cây dong riềng đỏ, liều lượng: Thành ngạnh 20g, dong riềng đỏ 20g, đun lấy nước uống hàng ngày.

Nấm linh chi

Nấm linh chi loại dược liệu nổi tiếng trên toàn thế giới chứ không chỉ ở Việt Nam ta, loại dược liệu giá trị cao với rất nhiều công dụng hữu ích cho sức khỏe. Bạn biết không, nấm linh chi ngoài những công dụng như tăng cường sức khỏe, phòng bệnh, giảm béo, hỗ trợ điều trị ung thư, điều trị bệnh tim mạch…. theo GS. Đỗ Tất Lợi, chủ biên cuốn sách nổi tiếng “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam”, nấm linh chi còn có công dụng điều trị bệnh mạch vành, giảm các cơn đau thắt ngực do bệnh mạch vành gây nên, giảm hiện tượng huyết áp thay đổi không ổn định. Theo Giáo sư, những tác dụng này đã được theo dõi bởi những thầy thuốc Đông y tại một số bệnh viện Y học cổ truyền tại Trung Quốc.

Theo một số tạp chí, nấm linh chi có vị đắng, tính hàn (lạnh). Nếu xếp nấm linh chi vào tính hàn không đúng, bởi vị thuốc này có tác dụng cải thiện cả tình trạng đi ngoài, tiêu hóa kém do lạnh bụng, những vị thuốc có tính hàn (lạnh) thường không có công dụng này, bởi tính hàn không thể dùng điều trị bệnh thể âm (lạnh). Chính xác là nấm linh chi có vị đắng nhẹ, tính lương (mát).

Vị thuốc được dùng phòng và điều trị nhiều chứng bệnh khác nhau, trong đó đặc biệt là bệnh mạch vành.

Liều dùng, cách dùng:

Nếu là nấm nguyên cây, mỗi khi dùng các bạn thái thành những miếng mỏng khoảng 2mm, rửa qua nước sạch 1 lần sau đó bỏ vào bình hãm với nước sôi như hãm trà.

Nếu là nấm đã thái thì không cần chế biến gì, chỉ đem rửa sạch rồi hãm uống.

Liều dùng: 20g – 30g nấm/ngày. Bệnh nhân kiên trì sử dụng sẽ có kết quả, nếu có điều trị dùng nấm thường xuyên hàng ngày sẽ rất tốt.

Lưu ý: Chọn nấm chú ý lựa loại nấm có tem nguồn gốc xuất xứ rõ ràng để tránh mua phải nấm giả.

Đan sâm

Đan sâm là một vị thuốc Bắc thường thấy trong các thang thuốc Đông y, loại rễ có vỏ ngoài màu đỏ tươi, khi dùng làm thuốc thì người ta đem cắt ngắn sao khô bảo quản để dùng dần. Vị thuốc này bạn có thể dễ dàng tìm mua được ở những hiệu thuốc bắc.

Đan sâm có vị đắng, tính hàn, đông y sử dụng đan sâm trong nhiều bài thuốc khác nhau, thường thấy nhất là trong các thang thuốc hoạt huyết, bổ tim mạch, hỗ trợ điều trị bệnh tim và bệnh mạch vành.

Trong chế phẩm dong riềng đỏ cardocorz cũng không thể thiếu thành phần đan sâm.

Cách dùng đan sâm điều trị bệnh mạch vành:

Chuẩn bị: Dong riềng đỏ khô 30g, đan sâm khô 15g.

Thực hiện: Hai vị đem rửa sạch, sắc lấy khoảng 800ml chia làm 3 lần uống trong ngày.

Lưu ý: Tìm mua đan sâm ở những địa chỉ uy tín, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, không dùng những vị thuốc có dấu hiệu ẩm mốc hoặc có mùi lạ.

Mặc dù có không quá nhiều những cây thuốc nam điều trị bệnh mạch vành, nhưng có thể nói rằng 4 vị thuốc dong riềng đỏ, thành ngạnh, nấm linh chi, đan sâm là những vị thuốc tiêu biểu trong điều trị mạch vành. Nó khá thông dụng và dễ tìm, tuy nhiên người bệnh không nên tự cắt thuốc sử dụng, cần tham vấn ý kiến bác sỹ trước khi dùng để tránh những tác dụng không mong muốn.

Theo Caythuoc.org

comment Bình luận

largeer