Dạy học linh hoạt, đa dạng, phù hợp với tình hình kiểm soát dịch bệnh
Chiều 20/9, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Nguyễn Hữu Độ chủ trì hội nghị trực tuyến giao ban với điểm cầu tại Bộ GD&ĐT và 63 điểm cầu tại các Sở GD&ĐT.
Chia sẻ tại hội nghị, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội cho biết trong tháng 8/2021, ngành giáo dục đã ban hành các văn bản hướng dẫn triển khai nhiệm vụ năm học, đặc biệt quan tâm đến triển khai dạy học trực tuyến ở các cấp học. Riêng học sinh lớp 1 có thời gian để làm quen với dạy học trực tuyến và bắt đầu vào chương trình từ ngày 13/9.
Theo thống kê, hiện 100% trường phổ thông trên địa bàn đều dạy học trực tuyến và học sinh tham gia đạt 100%. Mức độ chuyên cần với học sinh tiểu học và THCS đạt khoảng 99%; với học sinh THPT đạt trên 99,9%. Số vắng là do một số nguyên nhân như: lỗi đường truyền, thiết bị học trục trặc, học sinh ốm…
Hiện, Sở GD&ĐT Hà Nội đang chuẩn bị để tham mưu thành phố về việc triển khai dạy học trên truyền hình. Cùng với đó, tiếp tục tập trung xây dựng, làm phong phú thêm kho học liệu điện tử phục vụ công tác dạy học.
Còn tại Thanh Hóa, năm học 2021 - 2022 diễn ra trong tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp và kéo dài, nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 15, 16 của Thủ tướng Chình phủ; nhiều giáo viên, học sinh là F0, F1. Để ứng phó với tình hình dịch bệnh và thực hiện thắng lợi nhiệm vụ năm học 2021 - 2022, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Thanh Hóa cho biết, ngay từ đầu năm học, GD&ĐT Thanh Hoá đã tập trung triển khai, thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm với phương châm xuyên suốt cả năm học là: thích ứng, chủ động, đa dạng, linh hoạt, phù hợp.
Theo đó, Sở GD&ĐT tỉnh Thah Hóa đã hướng dẫn, chỉ đạo các cơ sở giáo dục chuẩn bị tốt các điều kiện để triển khai thực hiện các hoạt động dạy học, chuẩn bị kịch bản, phương án tổ chức hoạt động giáo dục năm học 2021 - 2022; xây dựng phương án bố trí việc khai giảng, đi học chủ động, linh hoạt để ứng phó, xử trí phù hợp với diễn biến dịch bệnh COVID-19 ở mỗi địa phương theo 3 cấp độ...
Là địa phương bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh, TP HCM đã triển khai dạy học trên môi trường Internet và dạy học qua truyền hình ngay sau khai giảng. Trong đó, với các lớp 1, 2, 6, Sở GD&ĐT đã phối hợp với Đài truyền hình ghi hình các tiết dạy để hỗ trợ thêm kho học liệu cho giáo viên.
Hiện TP HCM có khoảng 95% học sinh trung học và hơn 92% học sinh tiểu học đang tham gia học tập theo các hình thức này. Với hơn 70.000 học sinh không có điều kiện học trực tuyến và truyền hình, Sở GD&ĐT triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ và hiện đã giảm được số này xuống mức còn khoảng 42.000.
Đến nay, đã có nhiều đơn vị, doanh nghiệp, mạnh thường quân có kế hoạch hỗ trợ cho học sinh thành phố; nếu vận động nhanh, có thể giữa tháng 10, toàn bộ học sinh trên địa bàn sẽ có đủ thiết bị để học trên môi trường internet.
Dù còn nhiều khó khăn khi thực hiện công tác dạy học trong điều kiện hết sức khắc nghiệt, một bộ phận thầy cô đang tham gia chống dịch, nhiều học sinh đã trở thành bệnh nhân, thậm chí mất cả người thân…, tuy nhiên, Giám đốc Sở GD&ĐT TP HCM cho biết, với sự chung tay hỗ trợ của các Bộ ngành, đơn vị, tổ chức… thành phố đang nỗ lực thực hiện nhiều giải pháp để dạy học bảo đảm an toàn, chất lượng.
Nhận định sự chủ động, linh hoạt và triển khai thực hiện nhiệm vụ hiệu quả của các đia phương trong thời gian qua, Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ đã đưa ra một số nội dung cần lưu ý thống nhất triển khai thực hiện.
Thứ nhất, với diễn biến phức tạp, khó lường của dịch bệnh, việc tổ chức triển khai cần hết sức linh hoạt, phù hợp với điều kiện thực tế theo từng thời điểm, từng vùng. Cùng với đó, cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên tiếp tục phát huy tinh thần trách nhiệm cao nhất, hết lòng vì sự nghiệp giáo dục, vì học sinh; cố gắng thực hiện tốt nhất nhiệm vụ của mình.
Việc xây dựng phương án, kịch bản tổ chức dạy học không chỉ theo năm, học kỳ mà thậm chí theo từng tháng. Hiệu trưởng chủ động xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường thực hiện theo đúng kế hoạch.
Bộ GD&ĐT đã xây dựng 3 phương thức: dạy hoc trực tiếp, dạy học trực tuyến và dạy học qua truyền hình; từ đó học sinh dù không đến trường vẫn có thể hoàn thành chương trình theo kế hoạch. Tinh thần là đối với lớp 1, lớp 2 ưu tiên tổ chức dạy học trên truyền hình; với lớp 3 đến lớp 12 tổ chức dạy học trực tuyến là chủ đạo, dạy học trên truyền hình là bổ trợ, ưu tiên cho các lớp cuối cấp.
Việc phải xây dựng các video bài giảng trên truyền hình, kho học liệu, với tinh thần đóng góp bài giảng cho cả nước cùng dùng chung; đề nghị các địa phương sớm gửi các bài giảng để Bộ thành lập hội đồng tuyển chọn. Những bài giảng được lựa chọn sẽ phát trên 1 số kênh truyền hình trung ương, đồng thời gửi về địa phương để phát trên đài truyền hình địa phương. Dự kiến, từ 1/10 sẽ có hệ thống bài dạy trên truyền hình với các lớp 1, lớp 2 và lớp 6.
Với Hướng dẫn thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông cấp THCS, THPT ứng phó với dịch COVID-19 năm học 2021 - 2022 (công văn 4040) và Hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học năm học 2021 - 2022 ứng phó với dịch COVID-19 (công văn 3969), Thứ trưởng lưu ý: Đây là chương trình dùng chung trên cả nước, không phải chỉ dành cho nơi có dịch. Những nội dung hướng dẫn học sinh tự đọc, tự học, tự làm, tự thực hiện, không yêu cầu; những nội dung yêu cầu học sinh thực hành, thí nghiệm không kiểm tra, đánh giá định kì. Những nội dung này cũng sẽ không có trong bài thi tốt nghiệp THPT.
Thứ hai, cần kiên trì mục tiêu chất lượng, cả chất lượng dạy học trực tiếp và trực tuyến, Thứ trưởng cho biết, trong tuần này, Bộ GD&ĐT tổ chức tập huấn về dạy học trực tuyến cho giáo viên; có bài kiểm tra để đánh giá kết quả tập huấn. Lưu ý có cơ chế kiểm tra chất lượng dạy học trực tuyến phù hợp, Thứ trưởng cũng yêu cầu cần có kế hoạch ôn tập hiệu quả sau khi học sinh quay trở lại trường, giúp các em có điều kiện củng cố kiến thức vững chắc hơn.
Thứ ba, vấn đề chính sách với người học, vì người học, Thứ trưởng cho rằng cần tiếp tục quan tâm hơn nữa. Trong đó có việc tạo điều kiện thuận lợi nhất, không gây bất kỳ khó khăn nào để học sinh được học tập tại nơi cư trú, giảm thiểu tối đa ảnh hưởng đến tâm lý học sinh; thực hiện nghiêm túc quy định về các khoản thu, đặc biệt là các khoản thu ngoài học phí theo đúng các quy định hiện hành.
Thu Trang
- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Reborn Lift – Phương pháp trẻ hóa đa điểm giúp căn chỉnh gương mặt theo chuẩn tỷ lệ vàng
Phương pháp Reborn Lift được nhiều chị em lựa chọn vì mang đến giải pháp trẻ hóa toàn diện, giúp điều chỉnh các đường nét khuôn mặt theo chuẩn tỷ lệ vàng, tạo nên vẻ đẹp hài hòa và tự nhiên. Sử dụng công nghệ nâng cơ đa điểm tiên tiến, Reborn Lift không chỉ giúp làn da trở nên săn chắc mà còn hỗ trợ định hình cấu trúc khuôn mặt, duy trì sự cân đối và nét tươi trẻ lâu dài.November 23 at 6:06 pm -
Hội nghị Quốc tế “Cập nhật chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu – cổ”
Tại Việt Nam, mỗi năm có hơn 20% dân số phải sống chung với viêm mũi xoang mạn tính, trong khi ung thư đầu cổ chiếm tới 10% tổng số ca ung thư - những con số vô cùng đáng báo động. Trước sự gia tăng nhanh chóng của các ca bệnh, việc nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu - cổ đã trở nên vô cùng cấp thiết.November 22 at 3:53 pm -
Đau hơn sau khi tiêm tế bào gốc trong điều trị thoái hóa khớp: Điều bình thường và cách xử lý
Liệu pháp tế bào gốc mang lại hy vọng cho người bệnh trên hành trình tìm kiếm giải pháp cải thiện và giảm bớt đau đớn từ chấn thương hoặc các bệnh lý mãn tính.November 20 at 5:33 pm -
Mở khóa thanh xuân, trẻ khỏe toàn diện với liệu pháp tế bào gốc
Lão hóa là một quá trình phức tạp, không chỉ ảnh hưởng đến làn da, mái tóc mà còn tác động đến cấu trúc và chức năng của các cơ quan bên trong cơ thể. Ngày nay với sự phát triển vượt bậc của y học tái tạo, liệu pháp tế bào gốc được ứng dụng toàn diện giúp cơ thể khỏe mạnh từ bên trong, đồng thời duy trì nét tươi trẻ, rạng rỡ bên ngoài, làm chậm quá trình lão hóa.November 20 at 5:33 pm