Dậy sớm hơn 1 tiếng giúp giảm nguy cơ trầm cảm

Theo nghiên cứu mới công bố trên Tạp chí Psychiatry của Hiệp hội Y khoa Mỹ (​JAMA), việc thức sớm hơn chỉ 1 tiếng mỗi ngày có thể giúp giảm 23% nguy cơ mắc bệnh trầm cảm.
14/08/2022 20:26

Trước đó, các chuyên gia tại Ðại học Colorado Boulder, Ðại học Harvard và Viện Công nghệ Massachusetts đã đánh giá nguy cơ trầm cảm và xem xét dữ liệu ngủ của 840.000 người, bao gồm dữ liệu từ 85.000 người đeo thiết bị theo dõi giấc ngủ trong 7 ngày và 250.000 người trả lời bảng câu hỏi về thói quen đi ngủ của mình. Khoảng 33,3% tự nhận là người hay dậy sớm, 9% là “cú đêm” - chỉ những người sống về đêm, bắt đầu đi ngủ từ khoảng nửa đêm trở đi - và số còn lại là những người có thói quen ngủ - thức bình thường. Nhìn chung, điểm giữa của giấc ngủ (thời gian giữa giờ đi ngủ và thức dậy) của các đối tượng là 3 giờ sáng, tức đi ngủ vào lúc 23 giờ và thức dậy lúc 6 giờ sáng.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Kết quả phân tích cuối cùng cho thấy nếu đến điểm giữa của giấc ngủ sớm hơn 1 giờ thì tương ứng với mức giảm 23% nguy cơ mắc bệnh trầm cảm. Cụ thể, nếu một người thường đi ngủ lúc 1 giờ sáng nhưng sau đó thay đổi giờ ngủ sớm hơn 1 tiếng (vào lúc 24 giờ) với thời lượng ngủ không đổi, họ có thể giảm 23% nguy cơ mắc trầm cảm. Tỷ lệ này tiếp tục tăng lên khoảng 40% nếu họ đi ngủ sớm hơn 2 tiếng (vào 23 giờ).

Theo lý giải của nhóm nghiên cứu, việc tiếp xúc với ánh sáng ban ngày nhiều hơn - điều mà những người có thói quen dậy sớm nhận được - có tác động đáng kể đến nồng độ các hoóc-môn tốt cho tâm trạng và mang lại lợi ích chống trầm cảm.

Theo MedicalXpress

comment Bình luận

largeer