Dinh dưỡng hợp lý đối với trẻ mầm non và tiểu học

Nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể con người thay đổi theo tuổi, giới, sức khỏe và mức hoạt động. Ở lứa tuổi mầm non và tiểu học, cơ thể trẻ phát triển nhanh, có nhiều thay đổi về sinh lý, tâm lý,...
29/04/2022 11:30

Ở tuổi này nhu cầu năng lượng và dinh dưỡng cao, giúp trẻ lớn lên và phát triển. Tuy nhiên, nếu gia đình, nhà trường không cung cấp cho trẻ một chế độ ăn cân đối, hợp lý sẽ có thể làm cho trẻ phát triển không bình thường, trong đó thường trẻ có thể bị thừa cân – béo phi hoặc suy dinh dưỡng. Thừa cân – béo phì là sự tích tụ mỡ bất thường, vượt quá mức, làm ảnh hưởng đến sức khỏe. Hiện nay, thừa cân – béo phì ở trẻ em đang là vấn đề thách thức sức khỏe cộng đồng trên toàn cầu.

Ngược lại, Suy dinh dưỡng là tình trạng rối loạn dinh dưỡng, gây ra sự ngừng trệ phát triển về chiều cao, cân nặng và những biến đổi về chức năng, hình thể của các bộ phận cơ thể. Vì vậy, để trẻ phát triển tốt về tầm vóc, trí tuệ và tinh thần, trước hết cần phải quan tâm dinh dưỡng hợp lý cho từng độ tuổi.

Dinh dưỡng hợp lý đối với trẻ nhà trẻ (từ 1-3 tuổi)

z3377130492221_21b5e555434a17a41e55f23a6b77b16c

(Ảnh minh họa)

Trẻ em, đặc biệt trong năm đầu, nếu được chăm sóc, nuôi dưỡng đầy đủ, sẽ phát triển tốt, ít ốm đau, bệnh tật. Trái lại, nếu không được đáp ứng đầy đủ dinh dưỡng sẽ dẫn đến chậm phát triển, xẩy ra những biến đổi về hóa sinh và tăng nguy cơ gây bệnh, trí tuệ giảm sút,..

Ở trẻ dưới một tuổi, việc nuôi trẻ bằng sữa mẹ là biện pháp quan trọng để bảo vệ sức khỏe cho bé. Trẻ từ 6 tháng tuổi trở đi, ngoài bú sữa mẹ là chính, nên bắt đầu cho ăn một bữa bột mỗi ngày; từ 7 – 8 tháng cho ăn 2 bữa bột đặc; 9 – 12 tháng cho trẻ ăn 3 bữa một ngày và tròn 1 tuổi cho trẻ ăn 4 bữa. Nên cho ăn từ ít đến nhiều, tập cho trẻ ăn quen dần với thức ăn mới. Bữa ăn bổ sung cho trẻ cần đảm bảo đủ các nhóm thức ăn để đáp ứng đủ các chất dinh dưỡng và năng lượng. Thức ăn phải được chế biến sạch sẽ, đảm bảo vệ sinh để tránh các rối loạn tiêu hóa. Trong giai đoạn trẻ ăn bổ sung vẫn cần cho trẻ bú mẹ càng nhiều càng tốt, nếu không vì một lý do nào đó của mẹ hoặc bé mà phải cai sữa sớm.

Đối với trẻ từ 1 – 3 tuổi, số bữa ăn mỗi ngày từ 4- 5 bữa, có chế độ ăn riêng, thức ăn mềm. Tập dần cho trẻ ăn từng loại thức ăn, từ ít đến nhiều, cho đến thức ăn hỗn hợp. Nên chế biến các món ăn thích hợp và thường xuyên thay đổi để trẻ cảm thấy ăn ngon miệng, ngăn ngừa hiện tượng chán ăn và sợ một loại thức ăn nào đó do bị ăn quá nhiều hoặc liên tục. Tập cho trẻ ăn đúng bữa, ăn đủ, không ăn vặt, không ăn bánh kẹo trước bữa ăn, không thành kiến với loại thức ăn nào. Hàng ngày chú ý cho trẻ uống đủ nước. Tạo không khí vui vẻ khi cho trẻ ăn để tạo cho trẻ cảm giác ăn ngon miệng.

Dinh dưỡng hợp lý đối với trẻ mẫu giáo (từ 4 - 6 tuổi)

Empty

(Ảnh minh họa)

Tốc độ lớn ở lứa tuổi này vẫn còn cao, cân nặng mỗi năm tăng lên khoảng 2 kg và chiều cao mỗi năm tăng trung bình là 7 cm, hoạt động thể lực tăng lên nhiều, nên nhu cầu các chất dinh dưỡng và năng lượng cũng tăng.

Để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cần cho trẻ ăn đầy đủ các thức ăn như sữa và các loại thịt, cá, trứng, hoa quả. Không nên cho trẻ ăn nhiều bánh kẹo, đồ ngọt vì nó rất nhanh làm dịu đói, nhưng có thể gây thiếu dinh dưỡng về chất lượng.

Ở lứa tuổi này cần quan tâm giáo dục việc hình thành các tập tính và thói quen vệ sinh dinh dưỡng.

Dinh dưỡng hợp lý đối với trẻ tiểu học (từ 6 - 11 tuổi)

z3319502581206_4a4680d19c8d84e06ae54cc3e6e02925

(Ảnh minh họa)

Từ 6 tuổi, trẻ em bắt đầu đến trường tiểu học. Các chất dinh dưỡng cung cấp hằng ngày cho trẻ qua thức ăn không chỉ để phát triển về thể chất mà còn cung cấp năng lượng cho trẻ học tập, giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh và phòng chống bệnh tật.

Nhu cầu về năng lượng và chất đạm mỗi ngày ở tuổi này như sau:

- 6 tuổi:  năng lượng 1.600 kcal, chất đạm 36g

- 7 – 9 tuổi: năng lượng 1.800 kcal, chất đạm 40g

- 10 – 11 tuổi: năng lượng 2.100 – 2.200 kcal, chất đạm 50g

Ở tuổi này, trẻ hoàn toàn có thể ăn cùng với gia đình hoặc ăn bán trú, nội trú ở trường học, vì vậy gia đình và nhà trường cần lưu ý:

- Nên cho trẻ ăn no vào bữa sáng để tránh ăn quà vặt ở đường phố không an toàn vệ sinh hoặc trẻ ăn quá ít, nhịn sáng sẽ đễ bị hạ đường huyết trong giờ học, ảnh hưởng đến kết quả học tập.

- Nên cho trẻ ăn nhiều loại thực phẩm khác nhau, tránh ăn một vài loại nhất định. Lưu ý: Cứ 100g thịt nạc tương đương với 150g cá hoặc tôm, 200g đậu phụ, 2 quả trứng vịt hoặc 3 quả trứng gà. Nếu ăn các loại bún, miến, phở, khoai, ngô, sắn thì phải giảm bớt lượng gạo.

- Khuyến khích trẻ ăn nhiều rau để tránh táo bón, đồng thời cung cấp nhiều vi chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của trẻ.

- Ăn đúng bữa, không ăn vặt, không ăn bánh kẹo, uống nước ngọt trước bữa ăn.

- Không nên nấu thức ăn quá mặn, tập thói quen ăn nhạt.

- Nên chia xuất ăn riêng cho trẻ để tránh ăn quá nhiều hay quá ít, trẻ sẽ bị thừa cân – béo phì hoặc suy dinh dưỡng.

- Cho trẻ uống nhiều nước, kể cả khi không khát. Lượng nước nên uống mỗi ngày là 1 lít.

- Giáo dục trẻ thói quen vệ sinh ăn uống: rửa tay trước khi ăn, ăn chậm, nhai kỹ, không làm vương vãi thức ăn,..

- Số bữa ăn nên chia làm 3-4 bữa một ngày, gồm 3 bữa chính và 1 bữa phụ.

NGND.PGS.TS.BS. Nguyễn Võ Kỳ Anh 

Phó Chủ tịch Hội Giáo dục chăm sóc sức khỏe cộng đồng Việt Nam

comment Bình luận

largeer