Dinh dưỡng và cách chăm sóc trẻ bị hội chứng ruột ngắn

Hội chứng ruột ngắn là tình trạng kém hấp thu các chất dinh dưỡng có thể do bẩm sinh, nhưng hay gặp là do sau các phẫu thuật ống tiêu hoá (sau cắt phần lớn ruột non). Hằng năm, tại khoa HSTC Ngoại - Bệnh viện Sản nhi Nghệ An tiếp nhận nhiều trường hợp nhập viện vì rối loạn dinh dưỡng - điện giải của hội chứng ruột ngắn.
30/03/2023 15:22

Dưới đây là những thông tin về chăm sóc trẻ có hội chứng ruột ngắn ba/ mẹ cần biết:

Chế độ dinh dưỡng

- Dinh dưỡng trong điều trị hội chứng ruột ngắn rất quan trọng trong sự thành công hay thất bại của liệu trình điều trị tổng thể cho trẻ.

093919-medic-binh-duong-2

(Ảnh: Bệnh viện Medic Bình Dương)

- Chế độ ăn của trẻ phụ thuộc vào lứa tuổi, khả năng hấp thu của đường ruột và tùy mức độ mà trẻ sẽ được điều trị nội hay ngoại trú tùy tình trạng bệnh.

- Khi chăm sóc trẻ tại nhà bà mẹ cần ghi lại nhật ký ăn uống, lượng phân và tínhchất phân hàng ngày, sự phát triển thể chất của trẻ (cân nặng, chiều cao) theo hướng dẫn của bác sỹ dinh dưỡng.

- Trẻ trong độ tuổi bú mẹ: nếu bà mẹ có sữa vẫn nên cho trẻ bú mẹ khi trẻ hấp thu được.

- Trẻ có thể sử dụng thêm sữa công thức thuỷ phân khi mẹ trẻ không có sữa, không đủ sữa hoặc trẻ không hấp thu được sữa mẹ. Loại sữa, liều lượng và cách sử dụng khác nhau tùy tình trạnh bệnh lý của mỗi cá thể mà sẽ được bác sĩ dinh dưỡng nhi chỉ định. Không tuỳ tiện đổi sữa khi chưa có sự tư vấn của bác sỹ dinh dưỡng.

- Trẻ cần được cho ăn thật chậm, đổ thìa để tăng thời gian hấp thu tại đường tiêu hoá.

- Trẻ trên 6 tháng có thể tập ăn bột, trên 12 tháng có thể tập ăn cháo. Tuy nhiên số bữa ăn và lượng ăn còn phụ thuộc vào khả năng hấp thu của trẻ. Những trẻ này cần được tư vấn trực tiếp bởi bác sĩ dinh dưỡng để có cách ăn bổ sung cho đúng.

Khi nào cha mẹ cần đưa trẻ đi khám?

Trẻ mắc hội chứng ruột ngắn phải điều trị kéo dài và nhiều đợt. Sau khi tình trạng bệnh ổn định trẻ sẽ được xuất viện và theo dõi tại nhà. Trẻ nên được tái khám khi:

- Khám định kỳ theo hẹn.

- Khi trẻ có tình trạng nặng như: nhiễm trùng, hạ thân nhiệt, mệt mỏi, ăn kém, nôn trớ

- Lượng phân nhiều hơn bình thường, máu trong phân

- Không tiểu hoặc nước tiểu ít hơn bình thường

- Viêm, tấy đỏ, có mủ tại vùng hậu môn nhân tạo (nếu có).

Theo Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An

comment Bình luận

largeer