Đưa sự nghiệp giáo dục chăm sóc sức khỏe cộng đồng phát triển mạnh mẽ sâu rộng
Năm 2020 là năm đất nước có nhiều sự kiện to lớn: Tổ chức đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII; Đại dịch COVID-19 và bão, lũ lụt miền Trung gây hậu quả hết sức nặng nề cho kinh tế, xã hội, đời sống và sức khỏe của nhân dân. Trong tình hình đó, Hội Giáo dục chăm sóc sức khỏe cộng đồng Việt Nam, với tôn chỉ mục đích cao cả của mình là “Đồng tâm hiệp lực phấn đấu vì sự nghiệp Giáo dục chăm sóc sức khỏe cộng đồng, nâng cao chất lượng nòi giống, góp phần bồi dưỡng nhân tài cho đất nước”, ngay từ những tháng đầu năm, đã kịp thời chỉ đạo đổi mới phương thức và nội dung hoạt động của các đơn vị hội viên, để vừa chấp hành nghiêm các quy định trong phòng chống đại dịch COVID-19, vừa triển khai đẩy mạnh hoạt động giáo dục chăm sóc sức khỏe cộng đồng và tuyên truyền, vận động cộng đồng phòng chống đại dịch COVID-19. Sau một năm triển khai, hoạt động của Hội đã đạt được những kết quả khá toàn diện, rất đáng ghi nhận trên mọi mặt.
Hội nghị Ban Chấp hành Hội Giáo dục chăm sóc sức khỏe cộng đồng VN lần thứ 5 .
Các hoạt động giáo dục chăm sóc sức khỏe cộng đồng được triển khai tích cực
Hội đã tích cực, đẩy mạnh hoạt động giáo dục chăm sóc sức khỏe cộng đồng với khẩu hiệu “Chung tay bảo vệ sức khỏe cộng đồng - phòng chống đại dịch COVID-19”. Nhiều đơn vị thành viên, hội viên đã tích cực phối hợp với các cơ quan chức năng, tuyên truyền và vận động cộng đồng hiểu rõ nguy cơ đại dịch, thực hiện nghiêm sự chỉ đạo, hướng dẫn của Bộ Y tế, của Chính phủ, đồng thời, chỉ đạo các đơn vị tùy theo điện kiện thực tế, duy trì các hoạt động rèn luyện sức khỏe, mà vẫn chấp hành tốt các quy định về phòng chống COVID-19, như tập luyện dưỡng sinh tâm thể, dưỡng sinh kinh lạc, yoga, võ dưỡng sinh...
Hội đã kêu gọi các các tổ chức, cá nhân hảo tâm hỗ trợ, giúp đỡ vật chất (vật tư y tế, thuốc sát khuẩn, găng tay, khẩu trang, gạo, thực phẩm...), và kinh phí ủng hộ, động viên lực lượng y tế tuyến đầu, trực tiếp cứu trợ bệnh nhân mắc dịch bệnh và nhân dân các vùng có khó khăn do dịch COVID-19 gây ra.
Hội đã tích cực triển khai các đề án, dự án về chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Đã xây dựng và đang từng bước triển khai Đề án “Góp phần xây dựng và phát triển mạng lưới chăm sóc sức khỏe ban đầu tại cơ sở”, và “Dự án chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tại cộng đồng”.
Hoạt động của Trung tâm SKCĐ Hà Nội phòng chống COVID-19.
Công tác tuyên truyền về giáo dục chăm sóc sức khỏe cộng đồng được đẩy mạnh. Ngoài tuyên truyền trực tiếp, Hội tiến hành thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, hệ thống báo chí truyền hình, phát thanh, trang thông tin điện tử...tuyên truyền các hoạt động chăm sóc sức khỏe, cũng như quảng bá rộng rãi hình ảnh của Hội đến đông đảo hội viên và công chúng trong và ngoài nước. Nội dung truyền thông, tư vấn được tập trung là giáo dục những kiến thức về phòng chống dịch COVID-19, nâng cao sức đề kháng, bảo vệ sức khỏe; kiến thức và phương pháp tự bảo vệ và tự chăm sóc sức khỏe tại cộng đồng; chế độ dinh dưỡng, giữ gìn vệ sinh an toàn thực phẩm; bảo vệ môi trường....
Biểu diễn dưỡng sinh tâm thể.
Với từng đối tượng, việc chăm sóc sức khỏe có sự đi sâu theo các chuyên đề cụ thể, như dinh dưỡng chăm sóc sức khỏe, kiểm soát đường huyết và phòng ngừa bệnh đái tháo đường, về các bệnh về cơ xương khớp và bệnh về tim mạch... hướng dẫn tập luyện các bài thể dục dưỡng sinh - vận động dưỡng sinh, vận dụng y học cổ truyền góp phần đẩy lùi bệnh tật.
Hội đã ký kết hợp tác truyền thông về sức khỏe với Truyền hình thực tế HD-TV, cho ra mắt kênh truyền hình VACHE-TV, hợp tác với Công ty Sao Đại Việt truyền thông trên mạng youtube, với Chi hội Điện ảnh Người Sài Gòn phát hình trên trang thông tin điện tử của Hội, với trang mạng xã hội TikTok...
Nổi bật trong công tác truyền thông phản ánh về hoạt động của các đơn vị trong Hội và quảng bá hình ảnh của Hội là Tạp chí Sức Khỏe Cộng Đồng, Trung tâm tư vấn hỗ trợ chăm sóc sức khỏe người cao tuổi, Công ty Truyền thông chăm sóc sức khỏe Sao Đại Việt, Chi hội đầu tư sức khỏe cộng đồng, Công ty Truyền thông sức khỏe Việt Nam Bell-ring, Truyền hình thực tế HD-TV...
Viện Nghiên cứu giáo dục phát triển tiềm năng con người - IPD trực thuộc Hội đã nỗ lực nghiên cứu khoa học, biên soạn tài liệu, liên kết hợp tác tổ chức các trường thực nghiệm, thành lập các trung tâm chuyển giao công nghệ nhằm tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn áp dụng rộng rãi các kiến thức, kỹ năng giáo dục sớm cho cộng đồng. Ngày 26/11/2020, Viện IPD đã tổ chức thành công Hội thảo toàn quốc “Giáo dục sớm nâng cao năng lực trẻ em những năm đầu đời - Lý luận và thực tiễn”.
Diễn đàn chung tay chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tại động đồng.
Trong năm 2020, Hội và các đơn vị đã phối hợp tổ chức nhiều sự kiện, để cổ vũ phong trào tự chăm sóc sức khoẻ chủ động và động viên lực lượng trực tiếp tham gia vào sự nghiệp giáo dục chăm sóc sức khỏe cộng đồng, như phối hợp với các cấp các ngành, các đơn vị, địa phương tổ chức các sự kiện: “Vì sức khỏe người Việt”; “Vinh danh thầy thuốc vì sức khỏe cộng đồng”, “Chung tay chăm sóc sức khỏe cộng đồng”; chương trình Truyền thông “Thầy thuốc Việt Nam vì sự nghiệp phát triển y học, thương hiệu vàng chăm sóc sức khỏe sắc đẹp”. Đặc biệt là phối hợp với các địa phương tổ chức tốt các “Ngày hội sức khỏe người cao tuổi”, tổ chức các “Giải bóng chuyền hơi” cho người trung, cao tuổi, tổ chức mở các lớp đào tạo trọng tài các môn thể thao - văn hóa...
Hội quan tâm thúc đẩy công tác phản biện xã hội, nhằm phản ánh thực tiễn hoạt động, công tác bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân, góp ý xây dựng các chủ chương, chế độ, chính sách của Nhà nước liên quan đến chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân. Hội đã quy tụ được nhiều chuyên gia giỏi có uy tín trong lĩnh vực luật pháp, để cùng đồng hành với Hội trong triển khai nhiệm vụ phản biện xã hội.
Công tác Thi đua khen thưởng đã được coi là biện pháp quan trọng hàng đầu, để động viên, khích lệ cán bộ hội viên cùng đồng tâm hiệp lực trong tiến hành công tác, được Hội quan tâm chỉ đạo thường xuyên, kịp thời.
Hoạt động xã hội - từ thiện được các đơn vị trong Hội tiến hành tích cực. Các đơn vị đã chủ động tổ chức vận động, quyên góp vật tư, kinh phí, tổ chức đưa đến các điểm nóng về COVID-19, các vùng bị lũ lụt nặng nề, góp phần cùng với cộng đồng động viên lực lượng tuyến đầu phòng chống COVID-19 và hỗ trợ đồng bào bị thiệt hại như: Hỗ trợ vật tư y tế, lương thực thực phẩm, thuốc chữa bệnh, dụng cụ gia đình; tổ chức tư vấn và chăm sóc sức khỏe, tổ chức mổ mắt từ thiện miễn phí, xây dựng cầu qua sông suối, kênh rạch;... với giá trị hàng chục tỷ đồng.
Chủ động lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng và phát triển tổ chức
Hoạt động của Ban Thường vụ, Thường trực Trung ương Hội được duy trì đúng nguyên tắc và quy chế hoạt động, có sự phân cấp, phân công trách nhiệm cụ thể, tạo được sự chủ động trong chỉ đạo, triển khai thực hiện.
Ban Chấp hành, Ban Thường vụ thường xuyên có sự bổ sung, củng cố nhân sự, để trực tiếp đảm nhiệm các công việc theo yêu cầu hoạt động của Hội. Cơ quan Trung ương Hội thường
xuyên được chấn chỉnh, tăng cường hoạt động theo tinh thần đổi mới, sáng tạo, tinh gọn, hiệu quả, nhằm đáp ứng yêu cầu lãnh đạo, chỉ đạo của Thường trực Trung ương Hội. Văn phòng Trung ương Hội liên tục được tăng cường nhiều cán bộ trẻ, nhiệt tình, tâm huyết, ngày càng hoạt động hiệu quả hơn đáp ứng yêu cầu. Văn phòng Đại diện Hội tại Đà Nẵng đã sắp xếp lại nhân sự, và đang tích cực triển khai hoạt động. Văn phòng Đại diện Hội tại Thành phố Hồ Chí Minh ổn định trụ sở cơ quan, củng cố nhân sự và đẩy mạnh việc kết nối, tập hợp các cá nhân, tổ chức tự nguyện tham gia; đồng thời giúp Trung ương Hội trong việc quản lý, nắm bắt tình hình hoạt động của các đơn vị và hội viên khu vực phía Nam.
Các Ban chuyên môn Trung ương Hội được thành lập gắn với từng lĩnh vực hoạt động giáo dục chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Trưởng các Ban đều là các vị Ủy viên Ban Thường vụ. Báo Sức Khỏe Cộng Đồng đã được chuyển đổi sang mô hình Tạp chí, theo Quy hoạch quản lý và phát triển báo chí đến năm 2025 của Chính phủ. Tạp chí Sức Khỏe Cộng Đồng điện tử tiếp tục phát triển ổn định, nội dung phong phú, số lượng độc giả ngày càng tăng. Tạp chí Sức Khỏe Cộng Đồng xuất bản các ấn phẩm đúng kỳ, có chất lượng, đẹp; bám sát tôn chỉ mục đích và cập nhật tình hình hoạt động của Hội trong cả nước, cũng như tuyên truyền sự chỉ đạo, lãnh đạo, quảng bá hình ảnh của Trung ương Hội đến đông đảo hội viên và bạn đọc trong và ngoài nước.
Công tác phát triển hội viên được xác định là trách nhiệm của mọi thành viên trong Hội. Việc thành lập mới các đơn vị được Hội quan tâm và triển khai tích cực, đúng quy định của Hội và của pháp luật. Ngoài việc trực tiếp thành lập, Hội đã quy tụ, tập hợp kết nạp được hàng trăm tổ chức hội địa phương, chi hội, câu lạc bộ với hàng triệu hội viên. Thực hiện chủ trương cấp phát Thẻ Hội viên gắn với quyền lợi tham gia Sàn Thương mại điện tử Alosuckhoe.vn. Hội đã ra quyết định ban hành Quy chế về cấp phát, quản lý và sử dụng Thẻ Hội viên; Cơ quan đã có hướng dẫn và cùng với Ban kết nối - Phát triển cộng đồng tổ chức quán triệt chủ trương và hướng dẫn đến tất cả các đầu mối đơn vị. Hội đã tích cực chỉ đạo chấn chỉnh tổ chức, nhân sự và đẩy mạnh hoạt động của các đơn vị pháp nhân và không pháp nhân trực thuộc (như các Viện, Trung tâm, chi hội, câu lạc bộ), các đơn vị thành viên, tỉnh Hội.
Hội đã tăng cường quan hệ với các cơ quan chức năng và các tổ chức liên quan, các địa phương, để nhận sự chỉ đạo và phối hợp triển khai hoạt động. Đã ký kết Chương trình phối hợp trong công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân, giai đoạn 2019 - 2026 với Bộ Y tế. Đây là cơ sở quan trọng, để Hội có các điều kiện phối hợp với các cấp các đơn vị trong ngành y tế triển khai rộng rãi các hoạt động giáo dục chăm sóc sức khỏe đến các địa phương cơ sở.
Kết quả hoạt động của Hội năm 2020 đã đạt được là rất đáng khích lệ. Song, yêu cầu thực tiễn của sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân, theo tinh thần Nghị quyết 20/NQ-TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, khóa XII đặt ra trách nhiệm trước Hội trong năm 2021 và những năm tiếp theo là rất to lớn, nặng nề. Cán bộ, hội viên trong toàn Hội cần phải đồng tâm hiệp lực, tích cực phấn đấu nhiều hơn xây dựng Hội vững mạnh toàn diện, đưa sự nghiệp giáo dục chăm sóc sức khỏe cộng đồng phát triển mạnh mẽ, sâu rộng hơn trong thời gian tới.
Dương Nhung
- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Hội nghị Quốc tế “Cập nhật chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu – cổ”
Tại Việt Nam, mỗi năm có hơn 20% dân số phải sống chung với viêm mũi xoang mạn tính, trong khi ung thư đầu cổ chiếm tới 10% tổng số ca ung thư - những con số vô cùng đáng báo động. Trước sự gia tăng nhanh chóng của các ca bệnh, việc nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu - cổ đã trở nên vô cùng cấp thiết.November 22 at 3:53 pm -
Đau hơn sau khi tiêm tế bào gốc trong điều trị thoái hóa khớp: Điều bình thường và cách xử lý
Liệu pháp tế bào gốc mang lại hy vọng cho người bệnh trên hành trình tìm kiếm giải pháp cải thiện và giảm bớt đau đớn từ chấn thương hoặc các bệnh lý mãn tính.November 20 at 5:33 pm -
Mở khóa thanh xuân, trẻ khỏe toàn diện với liệu pháp tế bào gốc
Lão hóa là một quá trình phức tạp, không chỉ ảnh hưởng đến làn da, mái tóc mà còn tác động đến cấu trúc và chức năng của các cơ quan bên trong cơ thể. Ngày nay với sự phát triển vượt bậc của y học tái tạo, liệu pháp tế bào gốc được ứng dụng toàn diện giúp cơ thể khỏe mạnh từ bên trong, đồng thời duy trì nét tươi trẻ, rạng rỡ bên ngoài, làm chậm quá trình lão hóa.November 20 at 5:33 pm -
Tầm nhìn “Borderless Future” - Định hình tương lai không biên giới tại nơi làm việc tốt nhất Việt Nam
Ngày 19/11/2024, tại Hội nghị Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024, khi cái tên Unilever Việt Nam được xướng lên ở vị trí số 1 trong danh sách 100 doanh nghiệp lớn có môi trường làm việc tốt nhất, đó không chỉ là khoảnh khắc đáng tự hào mà còn là sự khẳng định cho tầm nhìn, những nỗ lực bền bỉ của một doanh nghiệp Top 1 ngành FMCG trong hành trình xây dựng môi trường làm việc hiện đại, bền vững.November 20 at 5:20 pm