Dùng đũa theo cách này, ung thư sớm muộn cũng "gõ cửa"

Đũa là vật dụng quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày của người Việt. Nhưng không sử dụng đúng cách sẽ trở thành một trong những nguyên hàng đầu gây ung thư.
04/09/2018 08:00

Đũa là vật dụng quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày của người Việt. Nhưng không sử dụng đúng cách sẽ trở thành một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ung thư.

Dùng đũa trong ăn uống đã trở thành một nét đẹp văn hóa truyền thống tại nhiều quốc gia ở Châu Á. Dù là vật dụng được sử dụng hàng ngày nhưng không phải gia đình nào cũng có ý thức về việc lựa chọn đũa, thay đũa thường xuyên hay bảo quản đúng cách.

Dung dua theo cach nay, ung thu som muon cung

 

Dùng đũa theo cách này, ung thư sớm muộn cũng "gõ cửa". Sử dụng đũa không đúng cách sẽ gây hại nhiều hơn lợi

Thực tế chất liệu đũa như đũa tre, đũa mài, đũa gỗ, đũa kim loại… có thể có một số rủi ro khi sử dụng. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh, sử dụng đũa không đúng cách có thể gây bệnh ung thư. 

Đũa gỗ tự nhiên là đũa phổ biến nhất được sử dụng trong hầu hết các gia đình, quán ăn bình dân cho tới nhà hàng cao cấp. Tuy nhiên, trong những ngày thời tiết ẩm ướt, đũa ẩm sẽ tạo ra môi trường lý tưởng cho vi khuẩn sinh sôi.

Sun Feng, phó giám đốc khoa phẫu thuật trực tràng, Đại học Y học cổ truyền Trung Quốc, cho biết Aflatoxin - một chất chuyển hóa thứ cấp được tạo ra bởi Aspergillus flavus là chất gây ung thư độc hại nhất. Aflatoxin có độc tính mạnh gấp 68 lần thạch tín, gấp 10 lần kali xyanua và mang tính phá hoại cực mạnh đối với tế bào gan.

Nhiều người không có thói quen phơi khô đũa sau khi rửa. Trong môi trường ẩm ướt, những chiếc đũa như vậy dễ bị nấm mốc, dẫn đến sản sinh ra Aflatoxin, gây ung thư nếu sử dụng lâu dài.

Ngoài ra, đũa gỗ đã được sử dụng trong một thời gian dài, có thể có những vết nứt nhỏ dễ dàng ẩn chứa bụi bẩn, tiếp xúc nước lâu ngày sẽ phát triển thành nấm mốc gây hại cho sức khỏe khi sử dụng. Không chỉ riêng đũa, nhiều sản phẩm từ gỗ như: dao, thớt,... cũng gặp trường hợp tương tự.

Trước khi quan tâm đến việc sử dụng và bảo quản đũa như thế nào, bạn hãy kiểm tra thử xem trong tủ bếp nhà mình có những loại đũa mang khả năng gây hại cho sức khỏe dưới đây hay không:

1. Đũa gỗ

Nhiều người khi rửa đũa không có thói quen phơi khô đũa mà cất vào tủ ngay khi đũa vẫn còn ướt. Với những loại đũa làm từ tre, gỗ thì sẽ rất dễ bị mốc, tạo môi trường sống lý tưởng cho các loại nấm và mốc.

2. Đũa sơn nhiều màu

Lớp sơn phủ màu đũa có thể chứa các kim loại nặng, chì và các chất phụ gia độc hại cho sức khỏe. Khi gặp nhiệt nóng, thì lớp sơn này có thể tan ra và hòa vào thức ăn. Do đó, bạn cũng không nên sử dụng loại đũa sơn màu đẹp mắt này ở nhiệt độ quá nóng, nếu lớp son đã bong tróc thì cũng nên loại bỏ ngay.

3. Đũa dùng 1 lần

Quá trình chế biến đũa tre dùng một lần thường không đảm bảo an toàn thực phẩm. Bởi chúng luôn được trộn với bột talc hoặc lưu huỳnh để có vẻ ngoài sạch sẽ.

Dung dua theo cach nay, ung thu som muon cung

 

Dùng đũa theo cách này, ung thư sớm muộn cũng "gõ cửa". Đũa dùng một lần được sản xuất theo cách này sẽ có rất nhiều chất hóa học để lại trên đũa

Đũa dùng một lần được sản xuất theo cách này sẽ có rất nhiều chất hóa học để lại trên đũa, gây hại lớn cho con người khi dùng. Lấy bột talc như một ví dụ, khi nó đi vào cơ thể, nó sẽ kích thích quá trình trao đổi chất của gan, chất độc hại tích lũy cũng dẫn đến sỏi mật.

4. Đũa nhựa

Các loại đũa nhựa thường không chịu được nhiệt độ cao. Do đó, bạn không nên sử dụng các loại đũa này để nấu nướng vì sẽ khiến chất nhựa trong đũa chảy ra và ngấm vào thức ăn, lâu ngày có thể gây hại cho sức khỏe.

Nếu bạn thấy đũa nhựa nhà mình bị biến dạng, sần sùi, bong tróc thì nên loại bỏ ngay và thay bằng đôi mới để bảo đảm an toàn cho cơ thể.

Làm thế nào để ngăn ngừa đũa bị ẩm ướt, nấm mốc?

- Rửa sạch đũa.

- Luôn phơi khô ráo trước khi dùng.

- Dùng tủ khử trùng để khử trùng đũa (nếu có thể).

- Thay toàn bộ đũa mới tối đa sau 4 tháng sử dụng.

comment Bình luận

largeer