Giải mã hiện tượng nháy mắt, co giật mí mắt

Theo quan niệm dân gian, co giật mí mắt liên tục là điềm báo sự kiện nào đó sắp xảy ra. Tuy nhiên, thực tế đây là một hiện tượng phổ biến của y học liên quan đến mắt.
27/11/2020 14:18

Nháy mắt, co giật mí mắt là một hoạt động co thắt lặp đi lặp lại, không tự chủ của cơ mí mắt. Co giật thường xảy ra với mí mắt trên, nhưng cũng có thể xảy ra cả với mí mắt dưới. Hiện tượng này được lý giải theo dân gian được coi là điềm báo về một sự thay đổi bất thường nào đó. Nhưng lý giải này hoàn toàn không có căn cứ khoa học.

Theo y học, nếu bạn thường xuyên bị co giật mí mắt thì phải chú ý bởi nó có thể là dấu hiệu của nhiều căn bệnh nguy hiểm.

giat mi mat

Hình minh họa.

Trong một số trường hợp, co giật mí mắt có thể là triệu chứng rối loạn thần kinh như bệnh Parkinson, tê liệt thần kinh mặt, co giật nửa mặt…Co giật mí mắt lành tính thường sẽ diễn biến nặng hơn theo thời gian, thậm chí gây nhìn mờ, tăng sự nhạy cảm với ánh sáng và co giật cơ mặt. Nhiều khi,co giật mí mắt cũng là hậu quả để lại do chấn thương sọ não, tê liệt dây thần kinh số 3,7.

Sự co giật mí mắt có thể diễn ra liên tục trong vài giây, thậm chí vài phút gây nên sự phiền toái trong cuộc sống. 

Nguyên nhân gây ra việc mí mắt bị co giật liên tục được các nhà khoa học nghiên cứu và đúc kết ra các lý do chủ yếu có thể là bình thường hoặc do bệnh lý.

Đây có thể là báo hiệu có khối u trong mắt. Thông thường, khi mắt xuất hiện dị vật dù nhỏ như hạt cát, mí mắt sẽ cảm nhận được và chớp liên tục khi chúng ta chảy nước mắt, hạt cát sẽ trôi ra ngoài. Do vậy, nếu như mí chớp liên tục cũng báo hiệu trong mắt có dị vật. Đặc biệt, nếu nó bị giật thường xuyên thì có thể là do các khối u đang dần hình thành, chèn lên dây thần kinh và dẫn đến hiện tượng co giật mắt. Với hiện tượng này, bạn nên đến cơ sở y tế để nhận được tư vấn, điều trị của bác sĩ để kịp thời điều trị.

 Giật mí mắt cũng xuất phát từ việc bạn thiếu ngủ. Khi cơ thể mệt mỏi do thiếu ngủ, các mí mắt sẽ trũng nặng xuống. Khi đó, bạn có thể sẽ bị co giật mí mắt lành tính (benign essential blepharospasm), là tình trạng chuyển động mãn tính, không kiểm soát được của mí mắt. Để khắc phục tình trạng này, bạn chỉ cần ngủ đủ giấc.

Sử dụng nhiều cà phê cũng gây ra hiện tượng co giật mí mắt. Do trong cà phê có chứa chất caffeine nên khiến nhịp tim dễ bị tăng cao, từ đó kích thích quá trình trao đổi chất và hoạt động của các cơ, bao gồm cả cơ mắt. Lý giải cho hiện tượng này là vì các vùng cơ ở mắt rất nhỏ và nhạy cảm, vậy nên, chỉ cần một chút xung đột nhẹ từ môi trường bên ngoài lẫn bên trong cũng có thể khiến chúng phản ứng lại bằng cách co giật. Lúc này, bạn nên dừng thói quen tiêu thụ cà phê quá mức của mình và chỉ nên uống không quá 3 ly mỗi ngày.

Khi cơ thể mệt mỏi, căng thắng sẽ sinh ra những biểu hiện như ngáp ngủ, uể oai... và cũng có thể là co giật mí mắt. Do đó, chúng ta điều chỉnh lại lối sống sinh hoạt của mình là có thể giúp giảm bớt tình trạng này.

Rất hiếm gặp, nhưng co giật mí mắt có thể là triệu chứng của những rối loạn nghiêm trọng về thần kinh hoặc não. Khi co giật mí mặt là hậu quả của những tình trạng này, thì sẽ đi kèm với các triệu chứng khác. Rối loạn não và thần kinh có thể khiến mí mắt co giật bao gồm: Liệt dây thần kinh mặt; Loạn trương lực cơ, gây co thắt cơ không tự chủ và ảnh hưởng đến một phần cơ thể bị xoay hoặc biến dạng; Loạn trương lực cơ cổ, khiến cổ co giật bất ngờ và khiến đầu quay ở vị trí khiến bạn khó chịu; Đa xơ cứng, một bệnh của hệ thần kinh trung ương gây ra các vấn đề về nhận thức và vận động, cũng như mệt mỏi; Bệnh Parkinson, gây run các chi, cứng cơ, gặp các vấn đề về thăng bằng và ngôn ngữ; Hội chứng Tourette. Giác mạc trầy xước không được chẩn đoán cũng có thể gây ra tình trạng co giật mí mắt mãn tính.

Bạch Dương (tổng hợp)

 

comment Bình luận

largeer