Giáo viên thể dục và bệnh thoái hóa khớp ít ai ngờ

“Đang hướng dẫn học sinh bài tập khởi động thì chân phải đột nhiên khuỵu xuống, đau nhói ở đầu gối, phải ngồi nghỉ một lúc mới đứng lên được. Nhăn nhó trước mặt học sinh, tôi vừa đau, vừa tự ti vô cùng”. Cô Nguyễn Thị Liên - nguyên giáo viên trường THPT Cầu Giấy, Hà Nội vẫn còn nhớ như in buổi dạy hôm ấy.
22/01/2021 08:30

Căn bệnh không ai ngờ                                                                                                                 Chúng tôi đến thăm cô Liên ở số nhà 3, ngõ 54 phố An Dương, Yên Phụ, Tây Hồ, Hà Nội mà không báo trước, khiến cô không khỏi bất ngờ. Vui vẻ mời khách vào nhà, vừa trò chuyện, chân tay cô thoăn thoắt dọn dẹp, chạy lên chạy xuống 4 tầng nhà. Không ai nghĩ người phụ nữ khỏe mạnh, đầy sức sống ấy năm nay đã ngoài 60 tuổi và suýt chút nữa bị bệnh thoái hóa khớp gối “hạ gục”.

Cô Liên là giáo viên phụ trách bộ môn giáo dục thể chất của trường THPT Cầu Giấy, nay đã về hưu. Cô tâm sự, với môn học đặc thù này, công việc của cô gặp nhiều khó khăn hơn các giáo viên nam. Từ “món” chạy, nhảy, bóng rổ, cầu lông, bơi lội… môn nào cũng phải biết, phải giỏi. Duy chỉ có một điều cô chưa từng nghĩ tới, là giáo viên dạy thể dục, sinh hoạt lành mạnh như mình lại gặp vấn đề về xương khớp trước tuổi nghỉ hưu. Cô kể: “Bản thân cũng nhận thấy xương khớp mình hay nhức mỏi trước đó. Cho đến đến một hôm, đang hướng dẫn học sinh bài tập khởi động thì chân phải đột nhiên khuỵu xuống, đau nhói ở đầu gối, phải ngồi nghỉ một lúc mới đứng lên được. Nhăn nhó trước mặt học sinh, tôi vừa đau, vừa tự ti vô cùng.”

Năm 2014, khi các cơn đau khớp gối xuất hiện nhiều hơn, đặc biệt là khi trái gió trở trời, không thể nào co chân hay ngồi xổm được, cô mới đi khám và được bác sĩ kết luận bị thoái hóa khớp. Dù đã được kê đơn thuốc giảm đau nhưng cô vẫn không khỏi lo lắng: “Thuốc tây chỉ có tác dụng tạm thời, nếu sử dụng lâu dài sẽ ảnh hưởng đến dạ dày. Tôi đã nhờ cả em trai ở bên nước ngoài mua các loại thuốc bổ xương khớp về uống nhưng không hợp thuốc, lại thêm bị dị ứng với glucosamin nên đành chịu.”

Bệnh thoái hóa khớp gối ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống của cô Liên.

Bệnh thoái hóa khớp gối ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống của cô Liên.

Thấp thỏm, bất an vì còn 1 năm công tác nữa là về hưu mà bệnh xương khớp lại ập đến. Cô cùng cả nhà đành bước vào cuộc đua bất đắc dĩ mang tên “tìm thuốc chữa bệnh thoái hóa khớp”.

Niềm vui gõ cửa

Trong một lần nói chuyện với đồng nghiệp, cô Liên được mách sử dụng Viên khớp Tâm Bình – sản phẩm cô vẫn thường thấy quảng cáo trên tivi. Vì tin tưởng bạn bè, hơn nữa khi biết sản phẩm này là thảo dược Đông y lành tính, không có tác dụng phụ, cô quyết định mua về dùng ngay. Hơn cả sự kỳ vọng, dùng Viên khớp Tâm Bình 3 tháng thì các triệu chứng đau của cô không còn nữa: “Khớp gối vận động thoải mái, cơ thể nhẹ nhõm, hoạt bát hẳn. Mỗi ngày tôi còn đi bộ được 3-5km, tham gia câu lạc bộ thể thao đều đặn. Hài lòng hơn nữa là sản phẩm này giá cả hợp lý, lương giáo viên của tôi hoàn toàn có thể mua để sử dụng lâu dài được”, cô Liên chia sẻ.

Dẫn chúng tôi sang thăm ông Phạm Văn Mùi ở cùng khu phố, cô Liên kể, ông Mùi bị thoái hóa khớp năm 75 tuổi, các khớp ngón tay, ngón chân cái sưng vù, nhức mỏi, khiến việc vận động rất khó khăn.

Cô Nguyễn Thị Liên và ông Phạm Văn Mùi.

Cô Nguyễn Thị Liên và ông Phạm Văn Mùi.

Ông đã đi khám khắp nơi, uống đủ loại thuốc mà không khỏi. Biết vậy, cô đã biếu ông 3 hộp Viên khớp Tâm Bình dùng thử. Kết quả, sau 1 tháng các khớp của ông đỡ sưng đau hẳn, đi lại dễ dàng hơn và từ đó đến nay ông Mùi vẫn duy trì dùng sản phẩm này. Gặp chúng tôi, ông Mùi khoe ngay, ông đỡ đau xương khớp, công lớn là nhờ cô Liên giới thiệu sản phẩm hay và không quên gửi lời cảm ơn Công ty Dược phẩm Tâm Bình.

Không còn đau nhức xương khớp, giờ đây cô Liên và ông Mùi đều đã có thế tận hưởng trọn vẹn niềm vui của tuổi già, với họ hạnh phúc đơn giản là có sức khỏe để quây quần bên con cháu.

Hồng Lĩnh

comment Bình luận

largeer