Gút giả là bệnh gì?

Mọi người thường nghe đến gút, thế nhưng không phải ai cũng biết đến gút giả. Vậy gút giả là bệnh gì? Gút giả khác gì với bệnh gút thông thường?
23/12/2020 09:55

Gút giả là gì?

BENH-GUT-GIA

Hình minh họa

Gút giả là tình trạng khá đặc trưng bởi những cơn đau đột ngột ở một hoặc nhiều khớp xương của bạn. những cơn đau có thể kéo dài vài ngày hoặc cũng có thể kéo dài nhiều tuần. Đặc trưng nhất là khớp gối, là khớp hay bị ảnh hưởng nhất. Những loại khớp khác cũng thường bị ảnh hưởng như mắt cá chân, cổ tay, khuỷu tay và vai. Do nhiều sự tương đồng về triệu chứng với bệnh gút, tuy nhiên lại không cùng nguyên nhân thì bệnh này thường được gọi là gút giả.

Ai sẽ mắc phải gút giả?

Như khái niệm ở trên, gút giả có thể xuất hiện ở bất kỳ độ tuổi nào, tuy nhiên tỷ lệ người lớn hơn 60 tuổi là cao nhất. Theo nhiều thống kê, một nửa số những bệnh nhân mắc gút giả là những người trên 85 tuổi. Ngoài ra, những người bị chấn thương nặng ở khớp cũng có thể mắc phải bệnh gút giả ở khớp chấn thương.

Những triệu chứng và dấu hiệu của gút giả

unnamed

Hình minh họa

Đây là câu hỏi được nhiều người quan tâm và để phân biệt giữa gút và gút giả. Triệu chứng của gút giả là các khớp đột ngột đau, sưng, nóng và tấy đỏ lên. Những còn đau thường dai dẳng và càng đau nhiều hơn khi bạn di chuyển. Những hoạt động thường ngày như đi bộ, thay đồ hay mang vác vật nặng trở nên khó khăn hơn. Không chỉ vậy, thỉnh thoảng bạn có thể đau nhiều khớp cùng một lúc khiến bạn rất mệt mỏi và khó chịu.

Cho dù là gút giả xuất hiện không báo trước nhưng những triệu chứng trên cần sự kích phát bởi những điều kiện nhất định như phẫu thuật hoặc những tình trạng bệnh khác, luôn biến mất ngay sau thời gian điều trị bệnh. Nếu như khi bệnh xuất hiện mà không điều trị sẽ khiến bệnh kéo dài nhiều ngày cũng như nhiều tuần làm bạn hoạt động khó khăn và lo lắng tới tình trạng sức khỏe của mình.

Nguyên nhân dẫn đến gút giả

Được biết, nguyên nhân gút giả là sự thải ra hay tích tụ các tinh thể canxi pyrophosphate vào các khớp. Những tinh thể này sẽ nhiều hơn khi cơ thể bạn già đi và xuất hiện gần một nửa người già trên 85 tuổi. Tuy nhiên, hầu hết tất cả những người mang tinh thể canxi pyro-phosphat này không phát triển bệnh gút giả. Hiện tại các nhà khoa học vẫn chưa có thể giải thích được hiện tượng này. Gút giả không phải do truyền nhiễm và không hề lây lan.

Những nguy cơ mắc bệnh gút giả

PRSP-HTP-T1-2015.1

Hình minh họa

Có rất nhiều tác nhân khiến nguy cơ mắc bệnh gút giả tăng bao gồm như tuổi tác, nguy cơ bệnh gút giả tăng theo chiều thuận với tuổi tác của bạn. Khi gặp những chấn thương khớp, những chấn thương khớp nghiêm trọng hoặc phải phẫu thuật sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh gút giả. Hoặc những rối loạn di truyền, theo vài nghiên cứu thì một số gia đình có khuynh hướng di truyền sự phát triển bệnh gút giả. Có những người có thể mắc bệnh gút giả ngay cả khi còn ít tuổi. Khi bạn mất cân bằng dinh dưỡng cũng dễ làm bạn mắc phải bệnh gút giả do có quá nhiều canxi hoặc sắt trong máu hoặc quá ít magie.

Cách điều trị bệnh gút giả

Hiện nay vẫn chưa có cách nào loại bỏ các tinh thể canxi pyrophosphate trong khớp gây gút giả, tuy nhiên bác sĩ có thể kê đơn thuốc giúp bạn giảm đi triệu chứng của bệnh gút giả. Ngoài việc sử dụng thuốc để hạn chế bệnh gút giả, bạn nên áp dụng lối sống lành mạnh, tập thể dục thường xuyên, ăn uống hợp lý và có giấc ngủ phù hợp. Phẫu thuật hút hay thay dịch khớp sẽ được bác sĩ đề nghị nếu như điều trị bằng thuốc không phù hợp với bạn. Đây được xem là liệu pháp giảm đau nhanh nhất và bạn sẽ khỏi hoàn toàn sau phẫu thuật đấy.

Thu Hà

comment Bình luận

largeer