Ngáy khi ngủ: Coi chừng bệnh gút!

Nghiên cứu mới của Anh cho thấy ngáy ngủ có thể làm tăng gấp đôi nguy cơ phát triển bệnh gút.
02/09/2018 08:30

Công trình mới của Đại học Keele (Anh) cho thấy ngáy ngủ - một biểu hiện của những cơn ngưng thở, gián đoạn hơi thở khi ngủ do tắc nghẽn (OSA) – có thể hạn chế sự tiếp cận oxy của người đó.

Ngáy khi ngủ: Coi chừng bệnh gút! - Ảnh 1.

 

Ngáy khi ngủ có thể làm bạn tăng gấp đôi nguy cơ bị bệnh gút - ảnh: THE SUN

Trước đây, các nghiên cứu cho thấy bệnh gút xảy ra sau khi mức axit uric bị tăng cao, thường do bệnh nhân tiêu thụ quá nhiều thức ăn giàu đạm.

Tuy nhiên theo nghiên cứu mới này, sự hạn chế tiếp cận oxy khi ngủ cũng thúc đẩy axit uric bị sản xuất ra nhiều hơn và do đó cũng dẫn tới bệnh gút.

Để đi đến kết quả này, nhóm nghiên cứu của Đại học Keele đã phân tích 15.879 bệnh nhân thường xuyên ngáy ngủ do đường thở bị tắc nghẽn và 63.296 người khỏe mạnh.

Họ được theo dõi trong suốt 6 năm và kết quả cho thấy những người ngáy ngủ có nguy cơ phát triển bệnh gút gần gấp đôi người khác, với tỉ lệ là 4,9%, trong khi người khỏe mạnh chỉ có nguy cơ bệnh gút là 2,6%.

Với những người đã bị bệnh gút, tình trạng ngáy ngủ có thể khiến họ sớm phát triển biến chứng viêm khớp hơn – chỉ từ 1 đến 2 năm sau khi bắt đầu ngáy. Với những người khác, khoảng 5 năm sau khi bị bệnh gút thì viêm khớp mới xuất hiện.

Vì vậy, các nhà khoa học khuyến cáo mọi người nên điều trị khi biết mình thường xuyên ngáy khi ngủ. Lời khuyên phổ biến là tìm đến bác sĩ tai mũi họng để tìm lý do xảy ra tắc nghẽn, từ đó giải quyết tình trạng ngáy ngủ.

Ngoài ra để phòng bệnh gút, bạn không nên quên ăn uống lành mạnh. Khi kết quả xét nghiệm máu cho thấy axit uric bắt đầu tăng, bạn nên giảm các thực phẩm giàu đạm – tức chứa nhiều các hợp chất purin như thịt đỏ, nội tạng, rau mầm, các thực phẩm giàu chiết xuất từ nấm men…

Những cách chữa bệnh khó tin từ thời đồ đá

comment Bình luận

largeer