Hà Nội đánh giá cấp độ dịch sau khi ghi nhận hơn 21.000 ca mắc COVID-19
Ngoài ra, số đơn vị đạt vùng xanh, vùng vàng cũng giảm mạnh so với tuần trước đó. Hà Nội tiếp tục không có địa bàn nào ở cấp độ 4 - màu đỏ, nguy cơ rất cao. Thông tin theo đánh giá cấp độ dịch trong phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn thành phố Hà Nội vừa được thông báo cách đây ít phút.
(Ảnh minh họa)
Theo đánh giá cấp độ dịch quy mô xã, phường, thị trấn (dựa theo Quyết định số 218/QĐ-BYT của Bộ Y tế ban hành ngày 27/1), Hà Nội hiện có:
- 66 xã, phường, thị trấn đạt cấp độ 1 - tương ứng với màu xanh, nguy cơ thấp (giảm 217 đơn vị so với tuần trước đó);
- 187 xã, phường ở cấp độ 2 - màu vàng, nguy cơ trung bình (giảm 35 đơn vị).
- Riêng cấp độ 3 (màu cam, nguy cơ cao) có tới 326 xã, phường, thị trấn (chiếm 56,3% tổng số xã, phường, thị trấn) tại 30 quận/huyện/thị xã. Con số này tăng 252 đơn vị, gấp hơn 4 lần so với tuần trước đó.
Cụ thể: Ba Đình 7 đơn vị, Ba Vì 12 đơn vị, Bắc Từ Liêm 9 đơn vị, Cầu Giấy 3 đơn vị, Chương Mỹ 19 đơn vị, Đan Phượng 10 đơn vị, Đông Anh 18 đơn vị, Đống Đa 6 đơn vị, Gia Lâm 7 đơn vị, Hà Đông 5 đơn vị, Hai Bà Trưng 10 đơn vị, Hoài Đức 13 đơn vị, Hoàn Kiếm 13 đơn vị, Hoàng Mai 9 đơn vị, Long Biên 10 đơn vị, Mê Linh 12 đơn vị, Mỹ Đức 3 đơn vị, Nam Từ Liêm 8 đơn vị, Phú Xuyên 11 đơn vị, Phúc Thọ 12 đơn vị, Quốc Oai 15 đơn vị, Sóc Sơn 21 đơn vị, Sơn Tây 10 đơn vị, Tây Hồ 3 đơn vị, Thạch Thất 15 đơn vị, Thanh Oai 13 đơn vị, Thanh Trì 11 đơn vị, Thanh Xuân 7 đơn vị, Thường Tín 19 đơn vị, Ứng Hòa 15 đơn vị.
326 xã, phường, thị trấn của 30 quận, huyện, thị xã nêu trên được đánh giá cấp độ dịch ở mức 3 dựa vào 2 tiêu chí là mức độ lây nhiễm ở mức 4 và khả năng đáp ứng ở mức cao.
Theo báo cáo của Sở Y tế Hà Nội, trong những ngày gần đây, tình hình dịch trên địa bàn thành phố tăng rất mạnh. Nếu trong kỳ báo cáo trước (hôm 26/2), số ca mắc vượt 10.000 ca/ngày thì riêng ngày 4/3, Hà Nội ghi nhận số ca mắc kỷ lục lên tới hơn 21.000 ca/ngày.
Bảo Ngọc
- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Hội nghị Quốc tế “Cập nhật chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu – cổ”
Tại Việt Nam, mỗi năm có hơn 20% dân số phải sống chung với viêm mũi xoang mạn tính, trong khi ung thư đầu cổ chiếm tới 10% tổng số ca ung thư - những con số vô cùng đáng báo động. Trước sự gia tăng nhanh chóng của các ca bệnh, việc nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu - cổ đã trở nên vô cùng cấp thiết.November 22 at 3:53 pm -
Đau hơn sau khi tiêm tế bào gốc trong điều trị thoái hóa khớp: Điều bình thường và cách xử lý
Liệu pháp tế bào gốc mang lại hy vọng cho người bệnh trên hành trình tìm kiếm giải pháp cải thiện và giảm bớt đau đớn từ chấn thương hoặc các bệnh lý mãn tính.November 20 at 5:33 pm -
Mở khóa thanh xuân, trẻ khỏe toàn diện với liệu pháp tế bào gốc
Lão hóa là một quá trình phức tạp, không chỉ ảnh hưởng đến làn da, mái tóc mà còn tác động đến cấu trúc và chức năng của các cơ quan bên trong cơ thể. Ngày nay với sự phát triển vượt bậc của y học tái tạo, liệu pháp tế bào gốc được ứng dụng toàn diện giúp cơ thể khỏe mạnh từ bên trong, đồng thời duy trì nét tươi trẻ, rạng rỡ bên ngoài, làm chậm quá trình lão hóa.November 20 at 5:33 pm -
Tầm nhìn “Borderless Future” - Định hình tương lai không biên giới tại nơi làm việc tốt nhất Việt Nam
Ngày 19/11/2024, tại Hội nghị Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024, khi cái tên Unilever Việt Nam được xướng lên ở vị trí số 1 trong danh sách 100 doanh nghiệp lớn có môi trường làm việc tốt nhất, đó không chỉ là khoảnh khắc đáng tự hào mà còn là sự khẳng định cho tầm nhìn, những nỗ lực bền bỉ của một doanh nghiệp Top 1 ngành FMCG trong hành trình xây dựng môi trường làm việc hiện đại, bền vững.November 20 at 5:20 pm