Hà Nội: Đề nghị truy tố người bán bún ốc ở quận Tây Hồ mắc COVID-19

Với trường hợp "Làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm cho người" như trường hợp của người bán bún ốc "chui" tại quận Tây Hồ, Hà Nội sẽ bị xử phạt ra sao?
03/09/2021 16:39

Trước nghi vấn về việc nữ bệnh nhân có được phép bán hàng ăn sẵn mang đi không, ông Hoàng Xuân Sáng, Chủ tịch UBND phường Yên Phụ khẳng định “không được phép”. Ông Sáng cho biết, trong sáng nay đơn vị đang họp Sở chỉ huy lên phương án phòng chống dịch. 

Liên quan đến vấn đề này, ông Nguyễn Đình Khuyến, Chủ tịch UBND quận Tây Hồ cũng khẳng định, trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội, cửa hàng ăn, uống bị tạm dừng hoạt động nên cả bán hàng tại chỗ hay bán hàng mang về cũng đều bị dừng hoạt động. 

thumb_660_e62caf5e-22d5-48dc-9873-abbed629e9f0

Việc nữ bệnh nhân bán bún online như vậy là không được phép, trái quy định. Tôi đã trực tiếp yêu cầu lực lượng liên quan kiểm tra, xử phạt hành chính. Đối với những trường hợp này kiên quyết xử phạt nghiêm, kể cả bán hàng ăn mang về cũng không được phép”, ông Khuyến khẳng định.

Về mức độ xử phạt hành chính, Chủ tịch UBND quận Tây Hồ cho biết, sẽ kiểm tra cụ thể xem đây là trường hợp kinh doanh tự phát hay hộ kinh doanh, từ đó căn cứ quyết định xử lý. 

Đối với trường hợp này chắc chắn đã vi phạm, quan điểm của quận sẽ xử lý nghiêm. Bên cạnh đó, nếu trường hợp này để lây lan dịch bệnh cho nhiều người khác, ảnh hưởng đến công tác chống dịch sẽ yêu cầu công an điều tra làm rõ chứ không đơn thuần xử phạt hành chính”, ông Khuyến thông tin thêm. 

Trong ngày hôm nay, lực lượng y tế tiếp tục lấy hơn 2.000 mẫu xét nghiệm tại khu dân cư số 13,14 phường Yên Phụ. Trước mắt có 4 trường hợp F1 tiếp xúc với bệnh nhân. Bệnh nhân ở cùng bố mẹ và con đã được đưa đi cách ly.

Căn cứ khoản 7 Điều 8 Luật Khám chữa bệnh nghiêm cấm hành vi không chấp hành các biện pháp phòng, chống bệnh truyền nhiễm theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền. Về xử phạt vi phạm hành chính thì hành vi không chấp hành các biện pháp phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền, trừ các trường hợp quy định tại các điều 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12 và 13 Nghị định số 117/2020/NĐ-CP nữ bệnh nhân này sẽ bị phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng (Khoản 2 Điều 14 Nghị định số 117/2020/NĐ-CP).

Hoặc không thực hiện quyết định áp dụng biện pháp tạm đình chỉ hoạt động của cơ sở dịch vụ ăn uống công cộng có nguy cơ làm lây truyền bệnh dịch tại vùng có dịch: Phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng (Điểm a, khoản 3 Điều 12 Nghị định số 117/2020/NĐ-CP). Hoặc không thực hiện quyết định áp dụng biện pháp cấm kinh doanh, sử dụng loại thực phẩm là trung gian truyền bệnh; không thực hiện quyết định áp dụng biện pháp hạn chế tập trung đông người hoặc tạm đình chỉ hoạt động kinh doanh, dịch vụ tại nơi công cộng: Phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng (Điểm b, điểm c khoản 3 Điều 12 Nghị định số 117/2020/NĐ-CP).

Ngoài ra, về hình sự, nếu sau quá trình điều tra dịch tễ nếu xác định được nữ bệnh nhân này đã làm lây lan dịch bệnh do không thực hiện theo các quy định về phòng chống dịch thì cơ quan chức năng sẽ xử lý về hành vi làm lây lan dịch bệnh Covid-19 cho người khác có thể bị xử lý trách nhiệm về hình sự về “Tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người” quy định tại Điều 240 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017. Người vi phạm có thể bị xử phạt tới mức cao nhất là 12 năm tù.

Bảo Bình

comment Bình luận

largeer