Hà Nội hậu kiểm các cơ sở sản xuất, kinh doanh mỹ phẩm trên địa bàn thành phố năm 2024

Nhằm nâng cao việc chấp hành các quy định của pháp luật trong sản xuất, kinh doanh mỹ phẩm, Sở Y tế Hà Nội ban hành Kế hoạch số 526/KH-SYT về hậu kiểm các cơ sở sản xuất, kinh doanh mỹ phẩm trên địa bàn thành phố năm 2024.
02/02/2024 11:32

Theo đó, yêu cầu công tác hậu kiểm phải tuân thủ các quy định của pháp luật: công khai, minh bạch, có tính chất phòng ngừa đồng thời có tính chất chấn chỉnh, hướng dẫn và xây dựng. quá trình hậu kiểm có sự phối hợp chặt chẽ giữa các phòng, ban của Sở Y tế và Trung tâm Kiểm nghiệm thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm Hà Nội nhằm kịp thời phát hiện, xử lý các trường hợp vi phạm theo quy định của pháp luật, tránh sự chồng chéo hoặc bỏ sót nhằm nâng cao hiệu quả quản lý. Đánh giá thực trạng; tổng hợp những vướng mắc, khó khăn bất cập trong công tác quản lý nhà nước về mỹ phẩm để có giải pháp, kiến nghị, đề xuất với Bộ Y tế, UBND thành phố.

mp-copy-1685069346

(Ảnh: Thương hiệu và công luận)

Đối tượng hậu kiểm là các cơ sở sản xuất, kinh doanh mỹ phẩm trên địa bàn Hà Nội bao gồm: cơ sở sản xuất mỹ phẩm, cơ sở công bố mỹ phẩm, cơ sở nhập khẩu mỹ phẩm.

Nội dung hậu kiểm bao gồm: kiểm tra điều kiện sản xuất mỹ phẩm, việc tuân thủ nguyên tắc, tiêu chuẩn “Thực hành tốt sản xuất mỹ phẩm” của Hiệp hội các nước Đông Nam Á (CGMP-ASEAN) tại những cơ sở sản xuất mỹ phẩm trên địa bàn Hà Nội. Kiểm tra việc thực hiện ghi nhãn sản phẩm mỹ phẩm lưu thông trên thị trường: tuân thủ quy định về ghi nhãn mỹ phẩm tại Chương V, Thông tư số 06/2011/TT-BYT. Kiểm tra Hồ sơ thông tin sản phẩm (PIF): Hồ sơ thông tin sản phẩm tuân thủ quy định tại phụ lục số 07-MP, Thông tư số 06/2011/TT-BYT. Kiểm tra việc thực hiện quy định về thông tin quảng cáo mỹ phẩm; giấy xác nhận nội dung quảng cáo mỹ phẩm; nội dung quảng cáo mỹ phẩm (kiểm tra sự phù hợp với nội dung đã đăng ký quảng cáo). Lấy mẫu mỹ phẩm để kiểm tra chất lượng.

Tiến hành xử lý sau kiểm tra đối với các sở đáp ứng nội dung, tiêu chí hậu kiểm, hoặc có tồn tại tuy nhiên mức độ không gây ảnh hưởng đến hoạt động của cơ sở: nhắc nhở cơ sở khắc phục ngay (được nêu cụ thể trong biên bản về biện pháp và thời hạn khắc phục của cơ sở). Đối với các cơ sở chấp hành chưa đầy đủ các quy định: yêu cầu cơ sở khẩn trương khắc phục và có báo cáo khắc phục đầy đủ về Sở Y tế có các tài liệu chứng minh. Đối với các cơ sở không chấp hành, chấp hành không tốt hoặc vi phạm các quy định của pháp luật, tùy theo từng mức độ để có hình thức xử lý khác nhau, đề xuất Giám đốc Sở chuyển phòng chức năng để xem xét xử lý theo quy định. Trường hợp cần thiết có thể thu hồi Giấy đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm hoặc số tiếp nhận Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm đã đăng ký tại Sở Y tế.

Thu Hằng

comment Bình luận

largeer