Hà Tĩnh xử lý rác thải F0 cách ly tại nhà
Áp lực từ xử lý rác thải
Hà Tĩnh hiện còn 355 bệnh nhân COVID-19 có triệu chứng vừa và nặng đang cách ly, điều trị tại các cơ sở y tế; 4.522 bệnh nhân cách ly, điều trị tại nhà. Trên địa bàn tỉnh hiện có 7 xã, phường có mức nguy cơ dịch ở cấp 3; có 209 xã, phường nguy cơ dịch cấp 1 và cấp 2. Tình trạng các cơ sở điều trị có số lượng bệnh nhân tăng đột biến đã gây ra nhiều áp lực về rác thải. Ngoài ra, tại các điểm cách ly không tập trung, việc thu gom rác thải đang không đảm bảo khiến nguy cơ lây nhiễm virus trong cộng đồng rất cao.
Tại Bệnh viện Phổi Hà Tĩnh, thời gian qua lượng bệnh nhân điều trị F0 có thời điểm lên đến gần 200 người. Phần lớn bệnh nhân đều có diễn biến nặng, đòi hỏi số lượng vật tư y tế để điều trị, cũng như đồ đạc phục vụ khá nhiều. Lượng rác thải do đó cũng tăng lên đáng kể. Dù đơn vị có lò đốt rác chuyên dụng nhưng vẫn không đáp ứng được yêu cầu.
Việc thu gom rác thải của bệnh nhân cách ly tại nhà đang được thực hiện như rác thải thông thường
Bác sĩ Nguyễn Đức Quảng - Phó Giám đốc Bệnh viện Phổi Hà Tĩnh chia sẻ: “Rác thải tăng đột biến khiến đơn vị phải ký với Công Ty TNHH Môi trường Phú Hà để thực hiện tiêu hủy. Điều này cũng đồng nghĩa với việc phát sinh chi phí xử lý rác thải tăng lên khá nhiều”.
Trên thực tế, điều đáng lo ngại nhất hiện nay là rác thải F0 phát sinh trên địa bàn dân cư. Một trong những địa bàn có số lượng F0 cách ly tại nhà rất lớn như xã Cẩm Thạch, huyện Cẩm Xuyên có thời điểm đã phải thuê Công ty TNHH Môi trường Phú Hà thu gom xử lý. Tuy nhiên, cách làm này không được duy trì do không đủ kinh phí.
Ông Trần Hữu Lộc - Trưởng trạm Y tế xã Cẩm Thạch, huyện Cẩm Xuyên cho biết: “Trước thực tế đó, cán bộ y tế xã đã hướng dẫn cho người dân tự xử lý bằng cách đốt hoặc chôn lấp tại nhà. Vẫn biết việc xử lý rác thải như vậy tiềm ẩn nhiều nguy hiểm nhưng không có sự lựa chọn nào khác”.
Trên địa bàn xã Thạch Kim, huyện Lộc Hà hiện có gần 200 ca F0 và gần 1.000 trường hợp F1 đang tự cách ly, theo dõi sức khỏe tại nhà nên lượng rác thải chưa được xử lý tồn lưu khá lớn. Ngoài việc tuyên truyền các gia đình nêu cao ý thức giữ gìn, không vứt bỏ rác thải tùy tiện thì hiện nay, chính quyền cũng chưa có bất cứ giải pháp thu gom xử lý nào đảm bảo an toàn hiệu quả theo đúng quy định. Đây cũng là tình trạng chung tại nhiều địa phương trên địa bàn Hà Tĩnh.
Cần sự chung tay để ngăn chặn dịch bệnh
Đang thực hiện cách ly tại nhà, chị Trần Thị Oanh, trú tại phường Thạch Linh, TP. Hà Tĩnh phản ánh: “Việc kiểm tra sức khỏe luôn được chính quyền, cơ quan y tế quan tâm, thế nhưng việc xử lý rác thải thì còn hạn chế. Phần lớn rác thải của gia đình đều phải xử lý bằng cách phân loại, bọc kín, để một chỗ chờ thu gom. Quy trình sát khuẩn như thế nào, đặt rác ở đâu để đảm bảo quy định thì gia đình không biết”.
Theo quy định của Bộ Y tế, rác thải của các gia đình có ca bệnh F0 phải được sát khuẩn, bỏ vào túi hoặc thùng có lót túi. Bên ngoài túi, thùng đựng chất thải phải có chữ “Chất thải có nguy cơ chứa SARS-CoV-2". Thế nhưng trên thực tế ở Hà Tĩnh, việc thu gom xử lý vẫn diễn ra hết sức tùy tiện. Rác thải chất đống trước cổng nhà, chậm đưa đi xử lý, khiến nguy cơ phát tán virus là rất cao, nhất là với những địa bàn đất chật, người đông.
“Việc chôn, đốt rác thải của f0 cách ly tại nhà là không đúng quy định. Hiện nay, văn bản hướng dẫn của Bộ Y tế về xử lý rác thải đã được gửi cho các đơn vị, địa phương. Trong đó, địa phương phải bố trí nhân lực để đưa đến các điểm xử lý đảm bảo vệ sinh môi trường theo tinh thần hướng dẫn ”.
Ông Phan Lam Sơn - Phó Giám đốc Sở TN&MT Hà Tĩnh
Trên địa bàn có đông dân cư như TP. Hà Tĩnh, ghi nhận phần lớn rác thải của các gia đình F0 thực hiện cách ly tại nhà đang được thu gom, xử lý như rác thải thông thường. Người thu gom cũng không có bảo hộ hay lịch trình thu gom riêng. Đây là một thực tế rất đáng quan ngại khi mà dịch COVID-19 đang lây lan chóng mặt với số lượng mắc trong cộng đồng lên tới hàng trăm ca mỗi ngày.
Theo thống kê tại Hà Tĩnh, mỗi ngày có hàng chục tấn rác thải độc hại, nguy hiểm thải ra môi trường. Cái khó hiện nay là đang rất thiếu những đơn vị môi trường có đủ năng lực thu gom, xử lý. Bên cạnh đó, ý thức tuân thủ hướng dẫn, điều kiện để thực hiện việc phân loại, khử khuẩn trong hộ dân cũng không đồng nhất, dẫn tới càng gia tăng nguy cơ lây lan dịch bệnh.
Ông Phan Lam Sơn - Phó Giám đốc Sở TN&MT Hà Tĩnh cho biết thêm: “Rác thải F0 cách ly tại nhà cơ bản là phân tán, trong khi phương tiện chuyên dùng để thu gom hiện nay chưa thể đáp ứng. Mặt khác, điều kiện lưu giữ, vận chuyển chưa đảm bảo là một thực tế cần có sự chung tay của cả hệ thống chính trị cũng như người dân để tháo gỡ”. Và, cùng với việc khuyến khích người dân nêu cao ý thức, rất cần thêm sự hướng dẫn cụ thể trong việc phân loại, thu gom và xử lý rác thải tại hộ gia đình.
Theo TNVMT
- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Hội nghị Quốc tế “Cập nhật chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu – cổ”
Tại Việt Nam, mỗi năm có hơn 20% dân số phải sống chung với viêm mũi xoang mạn tính, trong khi ung thư đầu cổ chiếm tới 10% tổng số ca ung thư - những con số vô cùng đáng báo động. Trước sự gia tăng nhanh chóng của các ca bệnh, việc nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu - cổ đã trở nên vô cùng cấp thiết.November 22 at 3:53 pm -
Đau hơn sau khi tiêm tế bào gốc trong điều trị thoái hóa khớp: Điều bình thường và cách xử lý
Liệu pháp tế bào gốc mang lại hy vọng cho người bệnh trên hành trình tìm kiếm giải pháp cải thiện và giảm bớt đau đớn từ chấn thương hoặc các bệnh lý mãn tính.November 20 at 5:33 pm -
Mở khóa thanh xuân, trẻ khỏe toàn diện với liệu pháp tế bào gốc
Lão hóa là một quá trình phức tạp, không chỉ ảnh hưởng đến làn da, mái tóc mà còn tác động đến cấu trúc và chức năng của các cơ quan bên trong cơ thể. Ngày nay với sự phát triển vượt bậc của y học tái tạo, liệu pháp tế bào gốc được ứng dụng toàn diện giúp cơ thể khỏe mạnh từ bên trong, đồng thời duy trì nét tươi trẻ, rạng rỡ bên ngoài, làm chậm quá trình lão hóa.November 20 at 5:33 pm -
Tầm nhìn “Borderless Future” - Định hình tương lai không biên giới tại nơi làm việc tốt nhất Việt Nam
Ngày 19/11/2024, tại Hội nghị Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024, khi cái tên Unilever Việt Nam được xướng lên ở vị trí số 1 trong danh sách 100 doanh nghiệp lớn có môi trường làm việc tốt nhất, đó không chỉ là khoảnh khắc đáng tự hào mà còn là sự khẳng định cho tầm nhìn, những nỗ lực bền bỉ của một doanh nghiệp Top 1 ngành FMCG trong hành trình xây dựng môi trường làm việc hiện đại, bền vững.November 20 at 5:20 pm