Hải Phòng kiểm soát kịp thời, hiệu quả các dịch bệnh truyền nhiễm, hạn chế nguy cơ bùng phát

Phó Chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng vừa ký ban hành kế hoạch 51/KH-UBND về phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm năm 2024. Kế hoạch nhằm tăng cường và chủ động kiểm soát kịp thời, hiệu quả, bền vững các dịch bệnh truyền nhiễm, hạn chế nguy cơ bùng phát và chuẩn bị sẵn sàng ứng phó với các đại dịch hoặc các tình huống khẩn cấp về dịch bệnh để bảo vệ sức khỏe nhân dân thành phố.
07/03/2024 10:05

Kế hoạch đặt ra mục tiêu, 100% UBND các cấp từ thành phố đến xã, phường, thị trấn xây dựng và triển khai Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh; bố trí sẵn sàng lực lượng tại chỗ, lực lượng tăng cường theo các cấp độ dịch tại địa phương; 100% các cơ sở khám chữa bệnh và cơ sở y tế dự phòng đóng trên địa bàn thành phố thực hiện khai báo, báo cáo bệnh truyền nhiễm qua hệ thống báo cáo trực tuyến theo Thông tư số 54/2015/TT-BYT của Bộ Y tế; 100% các cơ sở tiêm chủng đóng trên địa bàn triển khai thực hiện Hệ thống quản lý thông tin tiêm chủng quốc gia.

Cùng với đó, tổ chức giám sát phát hiện sớm, điều tra, xử lý kịp thời, sẵn sàng ứng phó hiệu quả với các dịch bệnh mới nổi, tái nổi, dịch bệnh xâm nhập nhằm hạn chế thấp nhất tỷ lệ mắc và tỷ lệ tử vong, giảm thiểu tối đa những thiệt hại về kinh tế, văn hóa xã hội. Tổ chức khoanh vùng, điều tra xử lý khống chế nhanh chóng, hiệu quả các ổ dịch nhằm giảm số mắc và tử vong do các dịch bệnh truyền nhiễm tại địa phương. Đảm bảo tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ cho trẻ em dưới 1 tuổi đạt trên 95% quy mô xã, phường, thị trấn; tiêm chủng các loại vắc xin khác đạt tỷ lệ cao theo kế hoạch của chương trình tiêm chủng mở rộng; duy trì thành quả thanh toán bại liệt, loại trừ uốn ván sơ sinh, tiến tới loại trừ bệnh sởi.

dichbenh

(Ảnh: Thongtinhaiphong.gov)

Tại kế hoạch này, UBND thành phố yêu cầu các cấp, ngành, địa phương chú trọng tăng cường công tác truyền thông phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm và truyền thông nâng cao sức khỏe tại cộng đồng, đảm bảo người dân được thông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời nhằm nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi, trong đó cần chú trọng truyền thông về nguy cơ, truyền thông trực tiếp. Đồng thời, tăng cường sự phối hợp liên ngành trong việc triển khai các biện pháp phòng chống dịch như: Truyền thông, chia sẻ thông tin, tổ chức triển khai các hoạt động chủ động phòng, chống dịch, kiểm tra, giám sát hỗ trợ các hoạt động phòng, chống dịch tại địa phương; đảm bảo đủ kinh phí, thuốc, dịch truyền, trang thiết bị, hóa chất đáp ứng kịp thời công tác phòng, chống dịch…

UBND thành phố giao Sở Y tế (Cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch thành phố) chủ trì, phối hợp các đơn vị có liên quan tham mưu UBND thành phố tăng cường các hoạt động phòng chống dịch bệnh tại các cấp ở địa phương; chỉ đạo các đơn vị y tế dự phòng, bệnh viện trên địa bàn thành phố triển khai các hoạt động giám sát trọng điểm quốc gia; ban hành và tổ chức triển khai thực hiện công tác vệ sinh môi trường, diệt lăng quăng/bọ gậy phòng chống dịch bệnh năm 2024 trên địa bàn; triển khai Chương trình tiêm chủng mở rộng, tiêm chủng vaccine phòng COVID19; kiểm tra giám sát, xử lý y tế; triển khai hoạt động xử lý triệt để ổ dịch theo quy định của Bộ Y tế; kiện toàn các đội cơ động chống dịch, sẵn sàng hỗ trợ các địa phương khi cần thiết…

Cẩm Nhung

comment Bình luận

largeer