Hiệu quả, kinh nghiệm triển khai mô hình hoạt động của “Tổ y tế từ xa"

Telehealth (Sức khỏe từ xa) bao gồm một loạt các công nghệ và dịch vụ để cung cấp dịch vụ chăm sóc bệnh nhân và cải thiện toàn bộ hệ thống cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Đồng thời, có thể đề cập đến các dịch vụ phi lâm sàng từ xa, chẳng hạn như đào tạo nhà cung cấp, các cuộc họp hành chính và giáo dục y tế liên tục, ngoài các dịch vụ lâm sàng.
08/09/2021 16:07

Thành lập từ 10/8/2021 và được sự chấp thuận của Sở Y tế, Tổ y tế từ xa của trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch với chức năng theo dõi và điều trị từ xa các bệnh nhân COVID-19 đang cách ly tại nhà hay các bệnh nhân từ trung bình đến chưa thể nhập viện. Qua đó có thể giúp bệnh nhân được chăm sóc tốt hơn, góp phần giảm tải phần nào cho các bệnh viện điều trị bệnh nhân COVID-19 trên địa bàn TP HCM.

Để rõ hơn về tính hữu ích từ các phương thức, quy trình cũng như cách thức liên hệ thăm khám, ThS.BS. Đỗ Cao Vân Anh Phó Trưởng Bộ môn Nhiễm, Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch sẽ có những chia sẻ về "Hiệu quả - Kinh nghiệm triển khai mô hình hoạt động của “Tổ y tế từ xa” của Trường ĐHYK Phạm Ngọc Thạch".

Buổi khám chữa bệnh từ xa của bác sĩ ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch

Buổi khám chữa bệnh từ xa của bác sĩ ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch

Đại dịch COVID-19 và y tế từ xa

Tại Việt Nam, từ năm 2020, chúng ta đã triển khai mô hình hệ thống Telehealth trong dự án khám và chữa bệnh từ xa và tất cả các bệnh viện ở Việt Nam đều được triển khai hệ thống này.

Ưu điểm của mô hình Tổ y tế từ xa tại Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch

Có năng lực: Tập hợp chuyên gia thuộc các chuyên khoa; Huy động và tổ chức các bác sĩ (giảng viên) và sinh viên tham gia vào hệ thống theo dõi và chăm sóc từ xa cho bệnh nhân F0, 24/24 và 24/7; Có hệ thống bệnh án theo dõi và săn sóc từ xa cho bệnh nhân F0; Phối hợp taxi chuyển viện thuộc hệ thống cấp cứu 115

Hạn chế: Không có xe cứu thương và ekip đủ năng lực vận chuyển bệnh nhân; Không tổ chức được các khu điều trị tập trung; Không thể yêu cầu các bệnh viện điều trị COVID tại địa bàn nhận bệnh nhân.

Thành lập tổ y tế từ xa

Gồm một bác sĩ và hai sinh viên y khoa: tư vấn, khám từ xa; hướng dẫn tự chăm sóc, theo dõi; kê toa khi cần; cung cấp tài liệu, video.

Tại tầng 1: Triển khai chăm sóc sức khỏe F0 tại nhà và tại các cơ sở cách ly tập trung quận, huyện và thành phố Thủ Đức cho các trường hợp F0 không triệu chứng, không bệnh nền hoặc có bệnh nền ổn định.

Tầng 2: Cấp cứu và điều trị các trường hợp F0 có triệu chứng từ nhẹ, trung bình đến nặng có kèm hoặc không thèm bệnh nền, bệnh lý đi kèm tại các bệnh viện dã chiến và các bệnh viện điều trị COVID-19 (chuyển đổi công năng hoặc bệnh viện tách đôi).

Tầng 3: Hồi sức chuyên sâu F0 nặng và nguy kịch tại các bệnh viện tuyến cuối của thành phố và Bộ Y tế.

Được sự chấp thuận của Sở Y tế và ban giám hiệu trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, vào ngày 10/8/2021, Bộ Y tế từ xa được thành lập nhằm theo dõi và điều trị từ xa các bệnh nhân COVID-19 đang cách ly tại nhà hay các bệnh nhân từ trung bình đến chưa thể nhập viện qua đó có thể giúp bệnh nhân được chăm sóc tốt hơn góp phần giảm tải phần nào cho các bệnh viện điều trị bệnh nhân COVID-19 trên địa bàn TP HCM.

Hiện nay, thành viên tổ y tế từ xa đều là bác sĩ, giảng viên, sinh viên y khoa của trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch và các cộng tác viên từ các cơ sở y tế khác, cùng những tình nguyện viên trong cộng đồng gồm 184 bác sĩ và 1072 sinh viên từ các khối ngành khác nhau.

Mạng lưới, quy trình hoạt động

Với quy mô hoạt động dàn trải khắp các quận huyện và TP Thủ Đức trực thuộc TP HCM, Tổ Y tế từ xa được chia thành 10 cụm lớn lần lượt như sau: Cụm 1 - TP Thủ Đức; Cụm 2 - quận 12, Củ Chi, Hóc môn: Cụm 3 - Quận 4, 7, Nhà Bè, Cần Giờ: Cụm 4 - quận 5, 8; Cụm 5 - quận 10; Cụm 6 - quận 6, 11; Cụm 7 - quận 1,3; Cụm 8 - quận Bình Tân, Bình Chánh, Tân Phú; Cụm 9 - quận Phú Nhuận, Gò Vấp, Bình Thạnh; Cụm 10 -  quận Tân Bình. Tại mỗi cụm, các bác sĩ và sinh viên sẽ được phân thành nhiều tổ chức năng, số tổ chức năng đến thời điểm hiện tại là 311 tổ.

Quy trình hoạt động: có bốn bước

Thứ nhất, tiếp nhận bệnh từ tổng đài 028.9999.115, lọc bệnh ban đầu và tư vấn thích hợp, nhận bệnh đúng tiêu chuẩn; Thứ hai, chuyển thông tin bệnh nhân về quận - cụm tương ứng, tổ chức năng nhận bệnh và liên lạc bệnh nhân qua Zalo; Thứ 3, thăm khám bệnh nhân, đánh giá mức độ của bệnh, tư vấn các hướng giải quyết phù hợp; Thứ tư, theo dõi bệnh nhân nhằm phát hiện giai đoạn chuyển độ, can thiệp, kê toa, tư vấn sức khỏe, hỗ trợ thông tin liên lạc oxy, bệnh viện dã chiến, xe cấp cứu cho bệnh nhân.

Mô hình phối hợp với chính quyền, Ủy ban nhân dân Quận, huyện, TP Thủ Đức

Ưu điểm: Có thẩm quyền và năng lực: điều động trung tâm y tế và bệnh viện quận phối hợp vận chuyển bệnh nhân để tạo ra con đường chuyển viện ngắn nhất và tốt nhất; điều động quận, đoàn, hội phụ nữ tham gia vào hệ thống chăm sóc F0; ATM oxy theo hệ thống thành đoàn hoặc huy động mạnh thường quân; huy động tình nguyện viên trong quận; tổ chức khu thu dung điều trị tại địa bàn quận.

Ths. BS Phan Minh Phương (áo kẻ), BV Bệnh nhiệt đới, đã từng tham gia điều trị bệnh nhân Covid tại BV Dã chiến Củ Chi, BV Điều trị Covid Cần Giờ ... Và hiện tại đang làm Nghiên cứu sinh tại Áo

Ths. BS Phan Minh Phương (áo kẻ), BV Bệnh nhiệt đới, đã từng tham gia điều trị bệnh nhân Covid tại BV Dã chiến Củ Chi, BV Điều trị Covid Cần Giờ ... Và hiện tại đang làm Nghiên cứu sinh tại Áo

Các vấn đề chính của khám chữa bệnh từ xa

- Vấn đề kỹ thuật: kết nối điện thoại thông minh có thể không hoạt động hoặc có thể ngừng hoạt động trong quá trình tư vấn khám chữa bệnh từ xa, hoặc hình ảnh hay thông tin truyền qua màn hình có thể không đủ rõ cho việc tư vấn.

- Bác sĩ không thể thăm khám lâm sàng đầy đủ bằng 4 kỹ năng: NHÌN – SỜ - GÕ – NGHE mà phải dựa vào thông tin do bệnh nhân cung cấp và bác sĩ có thể cần đặt thêm các câu hỏi để đảm bảo có thông tin toàn diện về bệnh sử. Nếu bệnh nhân bỏ sót một triệu chứng quan trọng mà có thể phát hiện khi khám bệnh trực tiếp, điều này có thể ảnh hưởng đến việc chẩn đoán và điều trị.

- Điều kiện để thực hiện dịch vụ tư vấn khám chữa bệnh từ xa: Yêu cầu có điện thoại thông minh/máy tính bảng/máy tính xách tay/máy tính để bàn có trang bị webcam, micrô và loa, có cài đặt ứng dụng nhắn tin/gọi video: Zalo, Viber hoặc Skype; Truy cập Internet tốc độ cao với tốc độ tối thiểu 20 Mb/giây.

Kết luận

Mô hình phù hợp năng lực sinh viên y khoa, các bác sĩ không được tham gia tuyến đầu; Có thể kết hợp giữa các trường đại học y để đạt hiệu quả cao hơn; Có thể kết hợp giữa mô hình tổ y tế từ xa – địa phương để quản lý sức khỏe F0, phát hiện sớm F0 chuyển nặng và điều trị sớm; Tham gia cùng bệnh viện ở tầng 1, tổ phản ứng nhanh, trạm y tế lưu động giúp điều trị hiệu quả f0, giảm tải cho các bệnh viện tầng 2, tầng 3; Hạn chế lây nhiễm trong nhân viên y tế; Đảm bảo an toàn sử dụng thuốc; Nghiên cứu khoa học, đặc biệt khảo sát các thay đổi theo thời gian.

Thu Trang

comment Bình luận

largeer