Hội chứng Raynaud trong xơ cứng bì

Xơ cứng bì là một bệnh tự miễn có tỉ lệ mắc khá cao trong cộng đồng. Hiện nay vẫn chưa có thuốc đặc trị bệnh này khiến người mắc bệnh rất mệt mỏi, lo lắng và giảm chất lượng cuộc sống. Khi bị xơ cứng bì có thể gây ra nhiều tổn thương khác nhau không chỉ ở da và còn ở các cơ quan nội tạng, trong đó hội chứng Raynaud là 1 trong những biểu hiện sớm.
03/10/2020 11:27

 Hội chứng Raynaud là gì?

 Từ năm 1862 hội chứng Raynaud được mô tả lần đầu bởi Auguste-Maurice Raynaud. Đây là hiện tượng giảm lưu lượng máu ở đầu chi ( bàn tay và hoặc bàn chân) khi gặp lạnh hoặc stress, gây ra sự đổi màu sắc như trắng bệnh, xám hay tím đen kèm với đau nhức.

- Hội chứng Raynaud nguyên phát

Hay còn gọi là vô căn, không rõ nguyên nhân, có thể gặp ở 5-10% dân số, đặc biệt ở nữ giới 20-30 tuổi. Biểu hiện là tím, đau đầu ngón đối xứng 2 bên khi tiếp xúc lạnh hay stress.

- Hội chứng Raynaud thứ phát

Thường gặp trong các bệnh rối loạn mô liên kết như SSC, lupus ban đỏ hệ thống, hội chứng Sjogren, xơ cứng bì.

Hội chứng này rất thường gặp trong xơ cứng bì, nó có thể xuất hiện trước khi có các tổn thương da khác từ 1 đến 3 năm, thậm chí lâu hơn. Vì vậy khi xuất hiện hội chứng Raynaud nếu được kiểm tra và chẩn đoán sớm, điều trị sớm xơ cứng bì sẽ đem lại tiên lượng tốt.

IMG_3591

 

Biểu hiện của Hội chứng Raynaud

Hội chứng Raynaud có bản chất là rối loạn vận mạch ngoại vi khi tiếp xúc với các kích thích như lạnh, stress ở ngón tay và bàn tay, hoặc ở ngón chân, mũi, tai. Hội chứng này sẽ xuất hiện qua 2 giai đoạn:

– Giai đoạn 1: Giai đoạn “trắng, lạnh” do co thắt tiểu động mạch nên mạng lưới mao quản không nhận được máu đến đầu ngón. Đây là biểu hiện đầu tiên trên đầu ngón tay hoặc ngón chân khi gặp lạnh hoặc stress.

– Giai đoạn 2: Giai đoạn “xanh tím” do ứ trệ máu tại các tiểu tĩnh mạch (mô phù nề do thiếu máu gây chèn ép) nên trên lâm sàng biểu hiện đầu ngón tay, đầu ngón chân xanh tím và đau buốt.

– Giai đoạn 3: Giai đoạn “đỏ, nóng” do mở các cơ tròn tiền mao mạch, máu đến nhanh và nhiều làm các đầu ngón tay trở nên nóng đỏ.

Khi hội chứng Raynaud kéo dài có thể xuất hiện loét mô hoại tử với diện tích cực nhỏ, có giới hạn rõ rệt và không có xu hướng lan rộng. Có thể có loạn dưỡng móng gây rụng móng. Da của các ngón dày lên, bóng và căng cứng (xơ cứng ngón), hay gặp ở những thể mãn tính.

Những cơn co mạch như trên có thể kèm theo những rối loạn thần kinh đặc biệt là trong lúc đang trở lại bình thường. Những rối loạn thần kinh đó bao gồm: Dị cảm, mất cảm giác, đau nhói. Giữa các cơn co mạch, bắt mạch ở các động mạch vẫn bình thường. Trong hội chứng Raynaud vô căn hiếm khi tiến triển tới loét. Nhưng hội chứng Raunaud trong bệnh xơ cứng bì khi soi mao mạch chi có thấy tổn thương thực thể và gây ra loét.

Điều trị hội chứng Raynaud như thế nào?

- Về chế độ sinh hoạt, ăn uống

+ Giữ ấm cơ thể, đặc biệt là bàn tay và bàn chân. Bệnh nhân nên đeo găng tay ấm và đeo giày dép khi thời tiết lạnh, hạn tiếp xúc với nước lạnh, đồ lạnh (đá, thức ăn đông lạnh…).

+ Không hút thuốc lá, không sử dụng rượu bia, các chất kích thích

+ Tăng cường ăn các loại rau xanh, trái cây tươi. Tốt nhất là sử dụng nước ép rau củ tươi như rau má, rau diếp cá rất tốt cho tình trạng Raynaud.

- Về chế độ thuốc

Hiện nay tây y chủ yếu sử dụng các thuốc giãn mạch đầu chi và thuốc chống oxy hóa để giảm thiểu các triệu chứng, chứ chưa có thuốc đặc trị tình trạng này.

Đông y thì tùy theo từng thể bệnh và cơ địa bệnh nhân, sử dụng các loại thảo dược giúp làm mềm da, tăng khí huyết lưu thông, giúp kinh lạc được thông suốt để điều trị bệnh.

Bác sĩ Thúy Hường

comment Bình luận

largeer