Hội Giáo dục chăm sóc sức khỏe cộng đồng Việt Nam ban hành quy chế làm việc khóa III nhiệm kỳ 2021 - 2026
Ban Chấp hành Trung ương Hội
Điều 1: Ban Chấp hành Trung ương Hội do Đại hội bầu ra. Nhiệm kỳ của Ban Chấp hành cùng với nhiệm kỳ Đại hội.
Điều 2. Trách nhiệm và quyền hạn:
1. Lãnh đạo mọi hoạt động của Hội giữa hai kỳ Đại hội. Tổ chức triển khai thực hiện nghị quyết Đại hội, Điều lệ Hội.
2. Quyết định triệu tập Đại hội nhiệm kỳ hoặc bất thường theo Điều lệ Hội. Chuẩn bị cho việc tổ chức thành công Đại hội.
3. Bầu bổ sung, miễn nhiệm các chức danh Chủ tịch, các Phó Chủ tịch; Ủy viên Ban Thường vụ, Ban Kiểm tra, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương.
Điều 3. Chế độ làm việc
1. Ban Chấp hành Trung ương Hội mỗi năm họp hội nghị thường kỳ một lần, với các nội dung:
- Đánh giá tình hình và kết quả hoạt động năm qua, xác định phương hướng, nhiệm vụ và kế hoạch hoạt động năm tới.
- Quyết nghị các chủ trương về Tổ chức nhân sự Ban chấp hành, Ban Thường vụ, Thường trực và Ban Kiểm tra Trung ương Hội do Thường vụ đề xuất.
- Thông qua Báo cáo công tác kiểm tra trong năm; - Công bố kết quả thi đua, khen thưởng trong năm.
2. Ban Chấp hành Trung ương Hội có thể họp bất thường khi có yêu cầu của Chủ tịch Hội hoặc trên 1/2 (một phần hai) Ủy viên Ban Thường vụ, với nội dung: Quyết nghị về các chuyên đề hoạt động nào đó.
3. Các Nghị quyết của hội nghị Ban chấp hành Trung ương Hội được gửi tới các Ủy viên Ban chấp hành, các cơ quan, các tổ chức, đơn vị trực thuộc, các tổ chức thành viên để triển khai tổ chức thực hiện, tuyên truyền và vận động xây dựng, phát triển Hội.
Điều 4. Trách nhiệm của Ủy viên Ban chấp hành
1. Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Hội phải có hồ sơ, sơ yếu lý lịch và được lưu trữ tại cơ quan Trung ương Hội.
2. Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Hội phải đảm nhận một công việc cụ thể của Hội tại cơ quan hoặc tại một đơn vị của Hội; thường xuyên kết nối, liên lạc với Trung ương Hội; tích cực tham gia vào các hoạt động của Hội trên tinh thần tự nguyện, phát huy thế mạnh, chủ động, sáng tạo, phù hợp khả năng, lĩnh vực hoạt động của mình theo nhiệm vụ được phân công, góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp GDCSSKCĐ và sự phát triển của Hội.
3. Tham gia đầy đủ các cuộc họp Ban Chấp hành. Nếu vắng mặt phải có báo cáo và lý do chính đáng, gửi ý kiến đóng góp bằng văn bản tới hội nghị.
4. Nếu trong thời gian một năm, không chủ động giữ được kết nối với Trung ương Hội, không hoàn thành nhiệm vụ được phân công, mặc nhiên được coi không còn có tư cách là Ủy viên Ban chấp hành nữa. Cơ quan chức năng của Hội sẽ tiến hành các thủ tục hành chính theo quy định.
Ban Thường vụ Trung ương Hội
Điều 5: Ban Thường vụ Trung ương Hội gồm: Chủ tịch, các Phó Chủ tịch và các Ủy viên Thường vụ được bầu ra tại các hội nghị Ban Chấp hành. Nhiệm kỳ của Ban Thường vụ cùng với nhiệm kỳ Đại hội.
Điều 6. Trách nhiệm và quyền hạn
1. Lãnh đạo mọi hoạt động của Hội giữa hai kỳ họp Ban Chấp hành.
2. Xác định những chủ trương, biện pháp triển khai thực hiện Điều lệ Hội; nghị quyết Đại | hội, các nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Hội.
3. Chuẩn bị nội dung và quyết nghị việc triệu tập Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Hội thường kỳ và đột xuất.
4. Quyết nghị về cơ cấu tổ chức; quy chế làm việc, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm và nghĩa vụ và thành lập các cơ quan và đơn vị. Quyết nghị công nhận, bổ nhiệm và miễn nhiệm người đứng đầu các cơ quan, các đơn vị thuộc Trung ương Hội.
5. Quy định hình thức, trình tự, thủ tục, tiêu chuẩn xét khen thưởng và vinh danh đối với các cơ quan, đơn vị trực thuộc, tổ chức thành viên của Hội và hội viên, các tổ chức, đơn vị có nhiều đóng góp cho sự nghiệp Giáo dục chăm sóc sức khỏe cộng đồng thường niên cũng như đột xuất. Quyết nghị hình thức kỷ luật đối với các tập thể và cá nhân vi phạm pháp luật, Điều lệ và các quy định của Hội theo quy định của Điều lệ Hội.
6. Quyết nghị giải quyết những vấn đề lớn phát sinh giữa hai kỳ họp Ban Chấp hành Trung ương Hội.
7. Ban Thường vụ Trung ương Hội giao cho Thường trực Trung ương Hội và Chủ tịch Hội xử lý, giải quyết kịp thời những vấn đề và công việc của Hội đặt ra nhằm đáp ứng yêu cầu thực tế hoạt động của Hội, báo cáo lại kết quả giải quyết trong Hội nghị Ban Thường vụ Hội tiếp sau.
Điều 7. Chế độ làm việc
1. Ban Thường vụ ba tháng họp một lần, có thể họp bất thường khi có yêu cầu của Chủ tịch Hội hoặc trên 1/2 (một phần hai) ủy viên Ban Thường vụ. Các cuộc họp Thường vụ đều được ghi thành biên bản hoặc nghị quyết.
2. Các cuộc họp của Ban Thường vụ là hợp lệ khi có trên 1/2 (một phần hai) ủy viên Ban Thường vụ tham gia dự họp.
3. Các quyết nghị của Ban Thường vụ được thông qua khi có trên 1/2 tổng số ủy viên Ban Thường vụ dự họp biểu quyết tán thành. Trong trường hợp số ý kiến tán thành và không tán thành ngang nhau thì quyết định thuộc về bên có ý kiến của Chủ tịch Hội.
4. Do tình hình dịch bệnh hoặc khi không có điều kiện tổ chức họp Ban Thường vụ, Ban thường vụ ủy quyền cho Thường trực xử lý giải quyết, hoặc có thể gửi văn bản xin ý kiến các Ủy viên Thường vụ và tổng hợp ra nghị quyết, sau đó báo cáo lại trong hội nghị Ban Thường vụ tiếp sau.
5. Các quyết nghị của Ban Thường vụ được đăng trên trang thông tin điện tử (website) của Hội, thông báo tới các Ủy viên Thường vụ, Ủy viên Trung ương Hội; các cơ quan, đơn vị trực thuộc và thành viên Trung ương Hội, các đơn vị liên kết để triển khai tổ chức thực hiện.
Điều 8. Trách nhiệm của Ủy viên Ban Thường vụ
1. Ủy viên Ban Thường vụ phải đảm trách một nhiệm vụ cụ thể (cấp trưởng hặc cấp phó) tại một cơ quan cũng như tại một đơn vị của Hội; tự nguyện, nhiệt tình, chủ động phát huy khả năng, thế mạnh của mình, tích cực phát huy trách nhiệm trong triển khai thực hiện chức năng, nhiệm vụ được phân công và trong lĩnh vực mình công tác để đóng góp cho sự nghiệp Giáo dục chăm sóc sức khỏe cộng đồng và xây dựng phát triển Hội.
2. Tham gia đầy đủ các cuộc họp Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và các cuộc họp do Thường trực triệu tập. Trường hợp vắng mặt phải có lý do chính đáng và có văn bản gửi ý kiến tham gia nhưng không được vắng quá hai kỳ họp trong một năm. | 3. Trường hợp không giữ mối liên hệ với Trung ương Hội, vắng mặt không có lý do trong các cuộc họp liền trong 6 tháng, không hoàn thành chức năng nhiệm vụ mình đảm nhận, mặc nhiên được coi không còn tư cách là Ủy viên Ban Thường vụ Trung ương Hội. Cơ quan chức năng của Hội sẽ làm các thủ tục hành chính theo quy định.
Thường trực Trung ương Hội
Điều 9. Thường trực Trung ương Hội gồm Chủ tịch và các Phó Chủ tịch, Tổng thư ký.
Điều 10. Trách nhiệm và quyền hạn
Thường trực Trung ương Hội Thường trực chỉ đạo, điều hành và đôn đốc kiểm tra mọi hoạt động của Hội theo quy định Điều lệ Hội:
1. Thường trực chỉ đạo, điều hành tổ chức thực hiện, kiểm tra giám sát việc triển khai thực hiện Điều lệ, Nghị quyết Đại hội, các nghị quyết của Ban Chấp hành và Ban Thường vụ Trung ương Hội trong toàn Hội.
2. Chỉ đạo chuẩn bị nội dung và tổ chức các hội nghị Ban Chấp hành và Ban Thường vụ Trung ương Hội.
3. Chủ động, kịp thời đề xuất các ý tưởng, nội dung, biện pháp, chỉ đạo triển khai và xử lý các vấn đề về các hoạt động của Hội đặt ra, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp Giáo dục chăm sóc sức khỏe cộng đồng, xây dựng và phát triển Hội.
4. Chỉ đạo giải quyết kịp thời những vấn đề phát sinh trong nội bộ Hội cũng như trong các mối quan hệ giữa Hội với xã hội, quan hệ đối ngoại và hợp tác quốc tế.
5. Trực tiếp chỉ đạo hoạt động của Văn phòng và các cơ quan Trung ương Hội.
6. Quyết định chủ trương thành lập, giải thể đơn vị và bổ nhiệm người đứng đầu các đơn vị trực thuộc, kết nạp các đơn vị thành viên và hội viên; phân quyền việc quyết định kết nạp hội viên là các tổ chức, hội viên cá nhân.
7. Phối hợp chỉ đạo, giúp đỡ, hướng dẫn các tổ chức thành viên, các tổ chức Hội địa phương các cấp hoạt động theo mục đích tôn chỉ hoạt động và sự phát triển Hội.
8. Giữ mối quan hệ với các cơ quan Đảng và Nhà nước, các Bộ, Ban, Ngành chức năng có liên quan; các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, nghề nghiệp, dòng họ, các tổ chức phi chính phủ... trong và ngoài nước.
9. Tổ chức và chỉ đạo các phong trào thi đua yêu nước, quyết định công tác khen thưởng, tôn vinh các tập thể, cá nhân có nhiều thành tích; kịp thời xử lý các vi phạm.
10. Định hướng tạo các nguồn thu và những khoản chi tiêu lớn về tài chính.
Điều 11. Chế độ làm việc
1. Thường trực Trung ương Hội định kỳ một tháng họp một lần, có thể họp bất thường hoặc mở rộng khi có yêu cầu của Chủ tịch Hội hoặc khi có yêu cầu nhiệm vụ đặt ra.
2. Thường trực Trung ương Hội làm việc theo nguyên tắc tập trung, dân chủ, đồng thuận; bàn bạc dân chủ và quyết định theo đa số. Nếu có chính kiến mà số người tán thành và không tán thành ngang nhau thì quyết định theo chính kiến bên có Chủ tịch Hội.
3. Thường trực Trung ương Hội phân công nhiệm vụ cho các thành viên Thường trực trên cơ sở tiềm năng, thế mạnh của mỗi thành viên và từng thành viên chịu trách nhiệm phụ trách và chỉ đạo về những nhiệm vụ, lĩnh vực được phân công, một hoặc một số đơn vị trực thuộc Trung ương Hội.
4. Thường trực Trung ương Hội thực hiện chế độ phân công trực giải quyết công việc theo chỉ đạo của Chủ tịch và có sự tham khảo ý kiến của mỗi Phó Chủ tịch Hội. Các Phó Chủ tịch chủ động bố trí thời gian trong mỗi tuần về Văn phòng nắm tình hình hoạt động chung của Hội.
Điều 12. Các thành viên Thường Trực Trung ương Hội
1. Chủ tịch Hội:
1.1. Đại diện pháp nhân của Hội trước Pháp luật. Phụ trách chung và là người quyết định cuối cùng chủ trương, phương hướng và mọi mặt công tác hoạt động của Hội.
1.2. Điều hành mọi hoạt động của Hội nhằm triển khai thực hiện Điều lệ, các Nghị quyết của Đại hội, Ban Chấp hành và Thường vụ Trung ương Hội.
1.3. Triệu tập và chủ trì các cuộc họp của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, Thường trực Trung ương Hội.
1.4. Ký ban hành quy chế tổ chức, quản lý và hoạt động của Hội, quy chế tổ chức và hoạt động của các đơn vị trực thuộc; quyết định phân công nhiệm vụ, quyết định thành lập đơn vị, bổ nhiệm, miễn nhiệm lãnh đạo các đơn vị thuộc, trực thuộc Trung ương Hội. | 1.5. Trực tiếp phụ trách các mặt: Công tác Tổ chức – Thi đua khen thưởng; Công tác Kiểm tra; Công tác Đối ngoại tổng hợp; Công tác Kế toán - tài chính và là Chủ tài khoản.
1.6. Khi Chủ tịch Hội vắng mặt, việc thường trực chỉ đạo, điều hành giải quyết công việc chung của Hội được Chủ tịch ủy quyền cho một Phó Chủ tịch Hội.
2. Phó Chủ tịch Hội:
2.1. Giúp Chủ tịch Hội chỉ đạo, điều hành công tác của Hội, đại diện Hội trong quan hệ xã hội, ngoại giao theo sự phân công của Chủ tịch Hội; chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Hội và trước pháp luật về lĩnh vực và công việc được Chủ tịch Hội phân công hoặc ủy quyền;
2.2. Phó Chủ tịch Hội thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được phân công theo Quy chế làm việc của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Trung ương Hội, phù hợp với Điều lệ Hội và quy định của pháp luật;
2.3. Các Phó Chủ tịch được ký các văn bản thuộc phạm vi mình phụ trách hoặc khi được Chủ tịch Hội ủy quyền. Các văn bản do Phó Chủ tịch ký đều phải có báo cáo Chủ tịch Hội trước khi ký ban hành.
2.4. Phó Chủ tịch Tổng thư ký trực tiếp chỉ đạo các Phó Tổng thư ký; thực hiện các nhiệm vụ được Chủ tịch Hội giao cho. Thay mặt Chủ tịch điều hành hoạt động của Hội khi Chủ tịch vắng mặt. Ký thay Chủ tịch các văn bản khi được ủy quyền.
3. Chủ tịch Danh dự:
- Được Trung ương Hội báo cáo tình hình hoạt động của Hội, tình hình triển khai thực hiện Điều lệ Hội; các nghị quyết cũng như những hoạt động đối nội và đối ngoại.
-. Chủ tịch Danh dự có trách nhiệm tham gia góp ý kiến cho Hội nhằm triển khai thực hiện có hiệu quả sự nghiệp cũng như xây dựng và phát triển của Hội.
- Chủ tịch Danh dự được tham dự các hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Hội, cuộc họp, sự kiện có tính chất quan trọng.
Mối quan hệ công tác
Điều 13. Mối quan hệ giữa Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và Thường trực Trung ương Hội
1. Với Ban Chấp hành Trung ương Hội:
- Ban Chấp hành Trung ương Hội lãnh đạo mọi hoạt động của Hội giữa hai kỳ Đại hội bằng ban hành các nghị quyết thường kỳ hàng năm, nghị quyết chuyên đề. | - Ban Chấp hành giao cho Ban Thường vụ, Thường trực cụ thể hóa nghị quyết thành các chương trình, kế hoạch hàng năm và tổ chức triển khai thực hiện, báo cáo kết quả hoạt động trong kỳ họp Ban chấp hành tiếp theo.
- Các ủy viên Ban chấp hành chủ động quán triệt nghị quyết, vận dụng triển khai thực hiện trong các lĩnh vực, công việc được phân công.
2. Với Ban Thường vụ Trung ương Hội:
- Ban Thường vụ Trung ương Hội lãnh đạo mọi hoạt động của Hội giữa hai kỳ Hội nghị Ban chấp hành bằng ban hành các nghị quyết thường kỳ hàng quý, nghị quyết chuyên đề. | - Ban Thường vụ giao cho Thường trực cụ thể hóa nghị quyết thành các chương trình, kế hoạch hàng quý, hàng tháng và tổ chức triển khai thực hiện, báo cáo kết quả hoạt động trong kỳ họp Ban Thường vụ tiếp theo. - - Các ủy viên Ban Thường vụ chủ động quán triệt các nghị quyết, vận dụng triển khai thực hiện trong các lĩnh vực, công việc được phân công theo chương trình kế hoạch đề ra.
3. Với Thường trực Trung ương Hội:
- Thường trực Trung ương Hội lãnh đạo mọi hoạt động của Hội giữa hai kỳ Hội nghị Ban Thường vụ theo tinh thần Nghị quyết Ban chấp hành và Nghị quyết Thường vụ; trực tiếp chỉ đạo cơ quan và các đơn vị trong Hội triển khai các mặt hoạt động GDCSSKCĐ, xây dựng và phát triển Hội, công tác khen thưởng vinh danh; kịp thời xử lý, giải quyết các vấn đề nảy sinh cũng như đối nội và đối ngoại; báo cáo kết quả trong hội nghị Thương vụ tiếp theo.
- Các thành viên Thường trực Trung ương Hội chịu trách nhiệm lãnh đạo chỉ đạo và chịu trách nhiệm về các lĩnh vực, công việc được phân công.
Điều 14. Mối quan hệ với cơ quan Trung ương Hội
1. Cơ quan Trung ương Hội gồm Văn phòng và các Ban chuyên môn. Văn phòng và các Ban chuyên môn được thành lập theo yêu cầu của tình hình thực tế hoạt động của Hội.
2. Văn phòng và các Ban Chuyên môn là bộ máy tham mưu và giúp việc cho Ban Chấp hành Trung ương, trực tiếp là Ban Thường vụ và Thường trực Trung ương Hội; chịu sự chỉ đạo và quản lý trực tiếp của Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Hội được phân công phụ trách.
3. Văn phòng và các Ban Chuyên môn có nhiệm vụ nghiên cứu tham mưu giúp Ban Chấp hành, trực tiếp là Thường vụ và Thường trực đề ra những chủ trương, phương hướng, biện pháp và kế hoạch công tác tháng, quý, năm để triển khai thực hiện các Nghị quyết; các nhiệm vụ trong phạm vi chuyên môn của Ban theo sự chỉ đạo của Thường trực.
4. Ngoài việc thực hiện nhiệm vụ tham mưu theo chức năng, Văn phòng và các Ban chuyên môn được chủ động triển khai thực hiện các dự án, đề án, đề tài; xây dựng các mối quan hệ với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; tổ chức các dịch vụ về giáo dục chăm sóc sức khỏe cộng đồng... trên tinh thần tự chủ, tự quản, tự chịu trách nhiệm về kinh phí và căn cứ theo yêu cầu thực tế hoạt động của Hội sau khi được Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Hội phụ trách nhất trí về chủ trường.
5. Trưởng Văn phòng và các Ban Chuyên môn được bổ nhiệm theo Quyết định của Chủ tịch Hội; chịu trách nhiệm về tổ chức và hoạt động của đơn vị mình.
Các thành viên khác trong văn phòng và các Ban chuyên môn do người phụ trách đề nghị và Chủ tịch hoặc phó Chủ tịch được ủy quyền quyết định bổ nhiệm.
6. Chế độ làm việc.
- Văn phòng và các Ban chuyên môn làm việc theo yêu cầu nhiệm vụ được giao, trên cơ sở tuân thủ theo các quy định của pháp luật, Điều lệ Hội và Quy chế làm việc này.
- Trên cơ sở Quy chế hoạt động này, Văn phòng và các Ban chuyên môn xây dựng Quy chế làm việc cụ thể của mình và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt.
Tổ chức thực hiện
Điều 1. Bản Quy chế này gồm 5 chương, 15 điều đã được Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Hội khóa III nhiệm kỳ 2021-2026 cho ý kiến và thông qua ngày 25 tháng 12 năm 2022.
1. Thường trực Trung ương Hội có trách nhiệm tổ chức hướng dẫn, triển khai thực hiện và giám sát đôn đốc kiểm tra việc thực hiện Quy chế này.
2. Căn cứ vào các quy định của pháp luật, Điều lệ Hội và trên cơ sở của Quy chế này, các cơ quan, đơn vị thuộc, trực thuộc Trung ương Hội; tổ chức đơn vị thành viên, liên kết và mọi thành viên trong Hội có trách nhiệm cụ thể hóa thành Quy chế làm việc của cơ quan, đơn vị, cá nhân mình và tổ chức triển khai thực hiện.
3. Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu thấy có điểm nào chưa phù hợp, cơ quan đơn vị phản ánh về Thường trực Trung ương Hội để xem xét bổ sung, sửa đổi.
Thu Trang
- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Farmi chính thức trở thành đối tác phân phối của BeanStalk tại Việt Nam
Trong bối cảnh thị trường mẹ và bé tại Việt Nam ngày càng phát triển mạnh mẽ, vấn nạn hàng giả, hàng nhái đang trở thành mối lo ngại lớn cho người tiêu dùng.October 31 at 6:24 pm -
Khám bệnh, phát thuốc và tặng quà cho người dân có hoàn cảnh khó khăn tại Lâm Đồng
Ngày 26/10, Phòng khám Đa khoa Phương Nam, DVA GROUP, Viện thẩm mỹ DIVA và Nha khoa Quốc tế DAISY đã phối hợp tổ chức chương trình khám bệnh, cấp phát thuốc và tặng quà cho người dân tại xã Liêng Srônh, huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng.October 30 at 7:42 am -
Tưng bừng khai trương siêu thị Alo Sức Khỏe.vn tại xã Hải Minh, Huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định
Ngày 27/10/2024, siêu thị AloSuckhoe.vn đã chính thức khai trương tại xóm 7, xã Hải Minh, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định. Đây là cửa hàng thứ 3 của hệ thống tại Nam Định và là cửa hàng thứ 2 tại huyện Hải Hậu, đánh dấu một bước phát triển quan trọng trong việc mang đến các giải pháp chăm sóc sức khỏe chủ động cho cộng đồng địa phươngOctober 29 at 7:30 am -
Dinh dưỡng đạm thực vật – bí quyết sức mạnh cho người tập gym
Trong quá trình tập luyện, dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng không kém việc xây dựng chương trình tập. Một chế độ ăn uống hợp lý không chỉ giúp cơ thể phục hồi mà còn thúc đẩy quá trình phát triển cơ bắp. Trong đó, đạm thực vật đang được nhiều người tập gym lựa chọn bởi tính an toàn, dễ hấp thu và hiệu quả trong việc tăng cơ bền vững.October 23 at 3:19 pm