Hội nghị tổng kết công tác phối hợp giữa Bộ Y tế và Bảo hiểm xã hội Việt Nam
Hội nghị tổng kết công tác phối hợp giữa Bộ Y tế và Bảo hiểm xã hội Việt Nam
Tham dự hội nghị có ông Nguyễn Hoàng Mai, Phó Chủ nhiệm Ủy ban xã hội của Quốc hội; ông Chu Đức Nhuận, Vụ trưởng Vụ Khoa giáo Văn xã (Văn phòng Chính phủ); về phía Bộ Y tế có Thứ trưởng Trần Văn Thuấn và lãnh đạo các Vụ, Cục đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ. Về phía Bảo hiểm xã hội Việt Nam có Phó Chủ tịch chuyên trách Hội đồng Quản lý Bảo hiểm Xã hội Việt Nam Nguyễn Văn Cường; Phó Tổng Giám đốc Nguyễn Đức Hòa, Chu Mạnh Sinh cùng lãnh đạo các Vụ, Ban của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan phát biểu khai mạc hội nghị
Phát biểu khai mạc hội nghị, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đánh giá cao những kết quả tích cực đạt được cũng như sự đồng hành giữa hai ngành thời gian qua; cụ thể trong công tác tham mưu xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, thực hiện chính sách, tháo gỡ khó khăn vướng mắc trong lĩnh vực BHYT, tham gia phối hợp cùng các Bộ, ngành... để đạt được tiếng nói chung và những kết quả nhất định. Quỹ BHYT là quỹ chung của toàn dân. Do đó, trách nhiệm xây dựng, phát triển và bảo vệ quỹ là trách nhiệm chung của tất cả chúng ta. "Để triển khai hiệu quả chính sách BHYT, thời gian tới, Bộ Y tế và Bảo hiểm Xã hội Việt Nam sẽ nỗ lực phối hợp chặt chẽ, toàn diện hơn nữa trong việc thực hiện tốt công tác khám, chữa bệnh BHYT, góp phần bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân”, Bộ trưởng Bộ Y tế nhấn mạnh.
Vụ trưởng Vụ Bảo hiểm Y tế Trần Thị Trang báo cáo tại hội nghị
Báo cáo tại hội nghị, bà Trần Thị Trang, Vụ trưởng Vụ Bảo hiểm Y tế cho biết: Năm 2023, cả nước có hơn 174,8 triệu lượt khám bệnh, chữa bệnh BHYT, tăng trên 23,4 triệu lượt khám bệnh, chữa bệnh so với năm 2022. Số chi khám bệnh, chữa bệnh BHYT khoảng 124,3 nghìn tỷ đồng. Bộ Y tế đã phối hợp chặt chẽ với Bộ Tài chính, Bảo hiểm xã hội Việt Nam triển khai đồng bộ nhiều giải pháp để kiểm soát chặt chẽ, hiệu quả quỹ BHYT, đảm bảo chi đúng, chi đủ, phục vụ kịp thời các hoạt động khám bệnh, chữa bệnh, chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho người dân và đảm bảo quyền lợi của người tham gia BHYT.
Để đảm bảo công tác phối hợp giữa Bộ Y tế và Bảo hiểm xã hội Việt Nam được thường xuyên, liên tục trong việc triển khai các nhiệm vụ về thực hiện chính sách pháp luật về BHYT, hạn chế các vướng mắc phát sinh kéo dài; lãnh đạo Vụ Bảo hiểm Y tế cho biết: Trong năm 2024, Bộ Y tế sẽ tiếp tục tăng cường chỉ đạo công tác phối hợp trong xây dựng chính sách, pháp luật về BHYT. Trong đó, kịp thời sửa đổi bổ sung ban hành hoặc trình các cấp có thẩm quyền ban hành các các văn bản quy phạm pháp luật có bất cập, chồng chéo để giải quyết hiệu quả các vấn đề phát sinh trong thực tiễn. Chủ động phối hợp cùng Bảo hiểm Xã hội Việt nam giải quyết các vướng mắc trong quá trình triển khai khi Bảo hiểm xã hội Việt Nam có văn bản.
Ông Lê Văn Phúc, Trưởng Ban thực hiện chính sách BHYT phát biểu
Chia sẻ kết quả thực hiện chính sách BHYT thời gian qua, ông Lê Văn Phúc, Trưởng Ban thực hiện chính sách BHYT (Bảo hiểm xã hội Việt Nam) cho biết tính đến hết năm 2023, Việt Nam có 93,307 triệu người tham gia BHYT, tăng 2,45% so với cùng kỳ năm 2022, chiếm khoảng 93,35% dân số (vượt 0,15% so với Nghị quyết 01/NQ-CP của Chính phủ). Tổng số thu BHYT là 124.300 tỷ đồng, đạt 119,44% kế hoạch giao. Trong năm 2023, toàn ngành Bảo hiểm Xã hội Việt Nam đã ký hợp đồng với hơn 12.851 (2.600 cơ sở khám chữa bệnh BHYT ký trực tiếp và hơn 10 trạm y tế xã và tương đương). Tất cả các cơ sở này đã kết nối với Hệ thống thông tin giám định của Bảo hiểm Xã hội Việt Nam, tỷ lệ liên thông dữ liệu trong ngày đạt 94,5%. Quyền lợi của người tham gia BHYT cơ bản được đảm bảo theo quy định. Cùng với đó, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản chấn chỉnh các tồn tại trong công tác giám định, thanh toán chi phí khám, chữa bệnh BHYT; chấn chỉnh hoạt động chuyển người bệnh giữa các cơ sở y tế, hướng dẫn giải quyết các khó khăn, vướng mắc của địa phương, trả lời, xử lý nhiều vấn đề vướng mắc kéo dài, nghiêm trọng như làm giả hồ sơ khống để khám chữa bệnh BHYT, trục lợi Quỹ BHYT.
Năm 2023 cũng là năm Bộ Y tế và Bảo hiểm Xã hội Việt Nam đã triển khai tích cực Đề án 06 của Chính phủ nhằm cải cách thủ tục hành chính trong khám, chữa bệnh BHYT: hầu hết các cơ sở khám, chữa bệnh đã thực hiện việc đăng ký khám, chữa bệnh cho người bệnh bằng ứng dụng VneID, VssID, căn cước công dân. Nghị định số 75/2023/NĐ-CP của Chính phủ: Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 146/2018/NĐ-CP ngày 17/10/2018 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm Y tế đã chính thức cho phép sử dụng các ứng dụng nêu trên để người dân đi khám, chữa bệnh một cách thuận lợi nhất. Đến nay 100% cơ sở khám chữa bệnh BHYT (12.851 cơ sở) trên toàn quốc triển khai khám chữa bệnh BHYT bằng CCCD gắn chip, với hơn 55 triệu lượt người sử dụng CCCD thay thẻ BHYT để làm thủ tục KCB BHYT, góp phần rút ngắn thời gian, thủ tục KCB, nâng cao chất lượng phục vụ người dân, quản lý, sử dụng hiệu quả quỹ BHYT.
Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam Nguyễn Thế Mạnh phát biểu
Xác định nhiệm vụ năm 2024 còn rất nhiều vấn đề cần phối hợp giải quyết, Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam Nguyễn Thế Mạnh thống nhất với đề xuất của Bộ Y tế về các nhiệm vụ trọng tâm năm 2024. Nhiệm vụ trọng tâm là việc xây dựng Luật Bảo hiểm Y tế sửa đổi bổ sung và các văn bản hướng dẫn sau khi được ban hành. Cùng với đó, tiếp tục theo sát tiến độ xây dựng để tham gia ý kiến đối với các văn bản quy phạm liên quan đến chính sách khám, chữa bệnh, chính sách BHYT.
Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam Nguyễn Thế Mạnh mong muốn, thời gian tới, hai ngành sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ để tập trung rà soát và hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật về BHYT để ban hành, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp, khắc phục bất cập trong tổ chức thực hiện nhằm phát triển người tham gia BHYT... đồng thời tìm ra các phương án tối ưu để hướng tới mục tiêu lâu dài trong chăm sóc sức khỏe, đảm bảo lợi ích của người tham gia BHYT...
Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan trao tặng Kỷ niệm chương “Vì sức khoẻ nhân dân” cho các đại biểu của Bảo hiểm xã hội Việt Nam
Để ghi nhận và biểu dương những nỗ lực và đóng góp cho ngành Y tế Việt Nam, Bộ trưởng Y tế Đào Hồng Lan đã trao tặng Kỷ niệm chương “Vì sức khỏe nhân dân” cho 8 cá nhân tiêu biểu của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
Theo Bộ Y tế
- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Tầm nhìn “Borderless Future” - Định hình tương lai không biên giới tại nơi làm việc tốt nhất Việt Nam
Ngày 19/11/2024, tại Hội nghị Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024, khi cái tên Unilever Việt Nam được xướng lên ở vị trí số 1 trong danh sách 100 doanh nghiệp lớn có môi trường làm việc tốt nhất, đó không chỉ là khoảnh khắc đáng tự hào mà còn là sự khẳng định cho tầm nhìn, những nỗ lực bền bỉ của một doanh nghiệp Top 1 ngành FMCG trong hành trình xây dựng môi trường làm việc hiện đại, bền vững.November 20 at 8:20 pm -
Mỡ tự thân - Nguồn tế bào gốc vô giá trong chăm sóc sức khỏe và làm đẹp
Tế bào gốc từ mô mỡ phát triển từ các tế bào trung mô và có nhiều ứng dụng trong lĩnh vực y học và khoa học sinh học, bao gồm y học tái tạo và phòng ngừa biến chứng bệnh đái tháo đường.November 20 at 5:33 pm -
Mở khóa thanh xuân, trẻ khỏe toàn diện với liệu pháp tế bào gốc
Lão hóa là một quá trình phức tạp, không chỉ ảnh hưởng đến làn da, mái tóc mà còn tác động đến cấu trúc và chức năng của các cơ quan bên trong cơ thể. Ngày nay với sự phát triển vượt bậc của y học tái tạo, liệu pháp tế bào gốc được ứng dụng toàn diện giúp cơ thể khỏe mạnh từ bên trong, đồng thời duy trì nét tươi trẻ, rạng rỡ bên ngoài, làm chậm quá trình lão hóa.November 20 at 5:33 pm -
Nhuận tràng Biovaccine – giải pháp tự nhiên cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh
Táo bón là vấn đề tiêu hóa phổ biến, gây khó chịu và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Nếu không được điều trị kịp thời, nó có thể dẫn đến các biến chứng như trĩ, đau bụng, khó tiêu và nhiều bệnh lý nghiêm trọng khác. Nhuận Tràng Biovaccine là giải pháp tự nhiên, an toàn và hiệu quả, giúp cải thiện chức năng tiêu hóa, hỗ trợ nhuận tràng, mang lại sự thoải mái và sức khỏe cho hệ tiêu hóa.November 20 at 9:12 am