Hội thảo đánh giá hoạt động thông tin điện tử 6 tháng đầu năm 2022 và định hướng 6 tháng cuối năm

Sáng ngày 30/6, Bộ Thông tin và Truyền thông (TTTT) đã tổ chức hội thảo đánh giá hoạt động thông tin điện tử 6 tháng đầu năm 2022 và định hướng 6 tháng cuối năm. Bên cạnh đó, Bộ TTTT cũng phối hợp với các bên tập huấn các quy định pháp luật cho các doanh nghiệp mạng xã hội, trang thông thông tin điện tử.
30/06/2022 15:07

Chấn chỉnh tình trạng báo hoá trang thông tin điện tử

Theo báo cáo của Bộ TTTT, tính đến tháng 6/2022, cả nước có 1.895 trang thông tin điện tử tổng hợp được cấp phép. So với cùng kỳ năm ngoái, số lượng trang thông tin điện tử được cấp phép giảm 46%. Đối với mạng xã hội, Bộ TTTT đã cấp 932 giấy phép thiết lập mạng xã hội của các tổ chức, doanh nghiệp trên cả nước. Số lượng này cũng giảm 35% so với cùng kỳ năm 2021.

1 (1)

Theo báo cáo của Bộ TTTT, vấn đề nổi cộm nhất trong 6 tháng đầu năm 2022 là  tình trạng báo hóa trang tin điện tử tổng hợp và báo hóa mạng xã hội. Hiện Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử đã lập danh sách 69 tổ chức, doanh nghiệp thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp và mạng xã hội có dấu hiệu “báo hóa” để theo dõi chặt chẽ, chấn chỉnh, xử lý.

Để chấn chỉnh điều này, thời gian tới, Bộ TTTT sẽ rà soát, sửa đổi, bổ sung các quy định liên quan đến việc cấp giấy phép điều kiện hoạt động trang thông tin điện tử tổng hợp, mạng xã hội để hạn chế xu hướng “báo hóa”; tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý các trang tin có biểu hiện vi phạm nổi trội;  xem xét, tiến hành thu hồi giấy phép, tên miền với các trang tin có vi phạm nhiều lần, không khắc phục được các vi phạm sau nhiều lần xử lý…

Ngăn chặn tình trạng tin giả trên mạng xã hội

Một vấn đề khác được các đại biểu bàn luận sáng ngày 30/6 là thực trạng loan truyền tin giả, tin sai sự thật diễn ra chủ yếu trên mạng xã hội, nhất là các mạng xã hội xuyên biên giới. Nguyên nhân một phần do người sử dụng vẫn còn suy nghĩ không gian mạng là ảo, là “vô danh” nên tự do phát ngôn và không nghĩ đến hậu quả tiêu cực cho xã hội, cho cá nhân, tổ chức bị ảnh hưởng.

Ngoài ra, khi tin giả xuất hiện trên mạng, nếu không được cơ quan chức năng có thẩm quyền xác định, công bố là tin giả thì người dân vẫn nghĩ đó có thể là tin thật và tiếp tục phát tán theo cấp số nhân, nhất là những vấn đề “nóng” nhiều người quan tâm, gây hoang mang trong xã hội. 

Trước vấn đề này, Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử đã thực hiện nhiều biện pháp như: Nghiên cứu, bổ sung nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật; bổ sung nhiều quy định về chống tin giả, tăng chế tài và mức phạt tin giả tăng; thành lập Trung tâm xử lý tin giả Việt Nam (VAFC) để xác minh, công bố tin giả trên các phương tiện thông tin đại chúng; tăng cường tuyên truyền, nâng cao ý thức, trách nhiệm cho người sử dụng Internet, mạng xã hội và blog cá nhân…

Đặc biệt, việc xác minh tin giả còn chậm trễ dẫn tới các tin giả vẫn được lan truyền trên mạng, gây bức xúc cho người dân. Nguyên nhân có thể kể như các bộ, ngành, địa phương chưa chủ động rà quét, việc phối hợp xác minh còn mất nhiều thời gian…

Do đó, trong sáng ngày 30/6,  Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử đã chủ động thực hiện ký kết các biên bản ghi nhớ với các Sở Thông tin và Truyền thông một số địa phương như TPHCM, Hà Nội, Hải Phòng… về hợp tác xử lý và công bố tin giả trên không gian mạng. Điều đó sẽ tạo tiền đề để  Bộ TTTT sẽ ký kết với các bộ ngành để tăng cường công tác phối hợp, giảm thiểu thời gian, quy trình xác minh tin giả. 

Theo Lao động

comment Bình luận

largeer