Hội thảo “Tăng cường hợp tác đa ngành trong chăm sóc và điều trị ung thư”
Ung thư là tập hợp của nhiều bệnh lý phức tạp, thường cần điều trị và chăm sóc theo nhóm đa mô thức và đa ngành. Hiện nay, các nhóm y tế đã được hình thành ở hầu hết các bệnh viện để thực hiện nhiều loại công việc khác nhau phục vụ người bệnh.
Tuy nhiên, chất lượng điều trị và mức độ hài lòng của bệnh nhân vẫn còn rất khác nhau, tùy theo năng lực của nhân viên y tế, loại hình tổ chức và hệ thống thông tin - liên lạc tại mỗi cơ sở y tế. Tổ chức làm việc nhóm (teamwork) tốt không chỉ phát huy sức mạnh tập thể, giúp bệnh nhân và người thân hợp tác hiệu quả hơn với nhân viên y tế (NVYT) mà còn giúp cải thiện môi trường làm việc để nhân viên y tế tránh bị kiệt sức và hài lòng hơn với công việc của mình.
Nhận thức rõ điều này, GS.TS.BS.Ueno Naoto và đồng nghiệp tại Trung tâm Ung thư MD Anderson (Hoa Kỳ) đã xem làm việc nhóm trong ung thư là một dạng khoa học và giới thiệu cách tiếp cận mới đến Nhật Bản qua chương trình Japan Team Oncology Program (JTOP) từ năm 2000. Sau hơn 20 năm hoạt động đào tạo, chia sẻ và mở rộng mạng lưới, tiếp cận nhóm y tế đã trở thành thường quy và vẫn đang được cải tiến để phù hợp với văn hóa của xứ sở hoa anh đào, với sự tham gia của cả các thành viên từ các nước châu Á khác bao gồm Việt nam. Từ đó kiến thức và kinh nghiệm tổ chức hội thảo JTOP đã được đón nhận và áp dụng tại Đài Loan, Philippines và một số nước Châu Á khác.
Ban tổ chức VTOP (Vietnam Team Oncology Program) gồm đại diện của 3 đơn vị:
Trung tâm GDCSSKCĐ Hà Nội: TS.BS Hoàng Thị Bạch Dương - Chủ tịch HĐQL;
Giám đốc Bệnh viện Ung Bướu Hà Nội: TS. Bùi Vinh Quang – Giám đốc Bệnh viện, Ths.BS Nguyễn Thanh Hằng- Chuyên viên Hợp tác Quốc tế, Ths.BS Lê Công Định - Bác sĩ Khoa Chăm sóc giảm nhẹ, Ths.BSCKII Lê Thị Lệ Quyên – Trưởng phòng Hợp tác Quốc tế - Nghiên cứu Khoa học, Bà Nguyễn Thị Hồng Vân – Điều dưỡng.
Tổ chức Y học cộng đồng: TS.BS Phạm Nguyên Quý – Chủ tịch, DS Nguyễn Thị Thuỳ Dương.
Khách mời tham dự Hội thảo gồm: GS. Winnies So – Chủ tịch Hiệp hội Điều dưỡng Ung thư Quốc tế;
Các giáo viên từ Nhật Bản và Mỹ gồm: Bà Masami Tsuchiya; GS. Naoto T. Ueno; GS Keisuke Shirai; GS. Hisashi Suyama; PGS. Wynn Huynh Tran – Wynn Medical Center.
Hội thảo được tổ chức dưới hình thức online (Hybrid) kết hợp với offline tại 3 điểm cầu Bệnh viện Ung Bướu Hà Nội, Bệnh viện Trung ương Huế và Phòng khám Bernard – TP Hồ Chí Minh.
Phát biểu khai mạc Hội thảo, TS. Bùi Vinh Quang – Giám đốc Bệnh viện Ưng Bướu Hà Nội cho biết: “Là Bệnh viện chuyên khoa hạng I tuyến cuối, chuyên môn kỹ thuật chuyên ngành ung bướu, với đầy đủ các chuyên khoa điều trị hoàn chỉnh tiếp nhận khám chữa bệnh chăm sóc cho bệnh nhân ung thư là công việc hàng ngày cùng các nhiệm vụ chính quan trọng nhất của Bệnh viện Ung Bướu Hà Nội. Chính vì vậy, chúng tôi luôn nhận thức được vai trò tối quan trọng trong việc phối hợp giữa các thành viên chuyên ngành trong nhóm điều trị ung thư, trong việc nâng cao chất lượng và hiệu quả chăm sóc bệnh nhân ung thư. Bệnh viện Ung Bướu Hà Nội luôn mong muốn nâng cao chất lượng nguồn nhân lực một cách đồng bộ cho đội ngũ cán bộ chuyên môn của Bệnh viện cùng như xây dựng và hoàn thành kỹ năng phối hợp và làm việc giữa các thành viên Nội khoa ung thư, Ngoại khoa ung thư, Xạ trị, Chăm sóc giảm nhẹ, Y học hạt nhân, Chẩn đoán hình ảnh, Điều dưỡng, Lâm sàng, Chuyên gia dinh dưỡng, Kỹ sư vật lý, Nhân viên công tác xã hội, Chăm sóc viên, Kỹ thuật viên.
Năm 2021, với sự giới thiệu của TS. Phạm Nguyên Quý và Tổ chức Y học cộng đồng, Bệnh viện Ung Bướu Hà Nội được biết đến chương trình JTOP của Nhật Bản về đào tạo kỹ năng làm việc nhóm trong chăm sóc bệnh nhân ung thư do các chuyên gia Nhật Bản và Hoa Kỳ phối hợp tổ chức. Bệnh viện đã cử một nhóm gồm: Bác sĩ nội khoa ung bướu, một dược sĩ và một điều dưỡng tham gia JTOP 2022. Sau khoá học, các thành viên đã có buổi chia sẻ cho đông đảo các đồng nghiệp trong Bệnh viện. Bệnh viện Ung Bướu Hà Nội cũng đã cử đội ngũ tham dự JTOP Đài Loan 2022 để học hỏi kinh nghiệm áp dụng cho tuyến JTOP ở các quốc gia trên. Hy vọng rằng chương trình hội thảo VTOP sẽ được tiếp tục thực hiện và nhân rộng ở Việt Nam ở những năm tiếp theo. Tôi xin tuyên bố khai mạc Hội thảo VTOP lần thứ I”.
Chủ tịch Hội Điều dưỡng Ung thư thế giới – Bà GS. Winnies So cũng đã phát biểu chào mừng VTOP Việt Nam
Tiếp theo chương trình là phần giới thiệu về JTOP của bà Masami Tsuchiya, tiếp đến là 15 phút khởi động và thảo luận nhóm. Sau đó, GS. Naoto T. Ueno chia sẻ vấn đề khoa học nhóm và mô hình Tuckman. Đến GS Keisuke Shirai chia sẻ vấn đề giao tiếp nhóm và an toàn tâm lý. Phần hấp dẫn tiếp theo về MBTI và tự nhận thức do GS. Hisashi Suyama trình bày. Tại đầu cầu Hà Nội (Việt Nam), BS. Lê Công Định, PGS. Wynn Huynh Tran chia sẻ kinh nghiệm hoạt động nhóm. Cuối buổi sáng là phần thảo luận nhóm: 4 nhóm đã được ban tổ chức phân chia cùng với các Tutors và mentors của mình, mỗi nhóm được phân thảo luận 1 ca lâm sàng thực tế. Các học viên cùng tutor và mentor đã vừa ăn trưa tại chỗ vừa thảo luận sôi nổi và hoàn thành bài báo cáo của nhóm về ca lâm sàng được phân công.
Buổi chiều, chương trình hội thảo được bắt đầu với phần trình bày của các nhóm, tiếp sau đó là phần hỏi đáp từ các nhóm khác và các giáo viên. Các giáo viên và các chuyên gia quốc tế phản hồi về phần trình bày nhóm và cuối cùng là phần nhận xét chung về chương trình. Tất cả các giảng viên và chuyên gia, khách mời Quốc tế đều rất ấn tượng với tinh thần học tập và làm việc nghiêm túc, chuyên nghiệp của các học viên Việt Nam. Đây là chương trình lần đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam, nhưng các thành viên ban tổ chức cũng như các học viên đều rất thành thạo và có cái nhìn khá bao quát lấy người bệnh làm trung tâm.
Kết thúc chương trình, TS.BS Hoàng Thị Bạch Dương – Chủ tịch HĐQL Trung tâm GDCSSKCĐ Hà Nội chia sẻ: “Qua sự giới thiệu của TS.BS Phạm Nguyên Quý, năm 2021 tôi được tham dự chương trình JTOP Nhật Bản và ở đó tôi đã học được rất nhiều về cách làm việc nhóm trong chăm sóc bệnh nhân ung thư. Nhận thấy đây là một chương trình vô cùng hữu ích giúp nâng cao hiệu quả điều trị, giảm gánh nặng cho các nhân viên y tế đồng thời giúp nâng cao chất lượng cuộc sống của bệnh nhân ung thư. Tôi đã ấp ủ việc mang chương trình này về tổ chức ở Việt Nam để các nhân viên y tế, dược sĩ, nhân viên công tác xã hội cũng như bệnh nhân có cơ hội để khám phá bản thân giúp nâng cao hiệu quả điều trị và chăm sóc bệnh nhân của mình. Được sự đồng thuận của Ban lãnh đạo Trung ương Hội GDCSSKCĐ Việt Nam và sự ủng hộ của TS.BS Phạm Nguyên Quý - Chủ tịch Tổ chức Y học cộng đồng và các bạn đồng nghiệp ở Bệnh viện Ung bướu Hà Nội, Trung tâm GDCSSKCĐ Hà Nội đã may mắn được đồng tổ chức Hội thảo này. Tôi thực sự tự hào vì chỉ trong thời gian rất ngắn, nhưng các học viên cũng như các tutor và mentor đã làm việc rất thân thiện, nghiêm túc, chuyên nghiệp và hiệu quả để đưa ra các bài báo cáo rất có giá trị không chỉ cho các nhân viên y tế, nhân viên khoa công tác xã hội hay các dược sĩ mà còn chạm tới cả những nhà quản lý và các nhà hoạch định chính sách nhằm giúp cho công cuộc chăm sóc người bệnh ung thư ngày một tốt hơn. Tôi mong rằng chương trình này sẽ được tổ chức đều đặn hàng năm với số lượng người tham gia ngày một đông hơn và cũng sẽ nhận được sự ủng hộ nhiều hơn từ các cơ quan, tổ chức trong nước và Quốc tế”.
Điểm cầu tại Hà Nội
Điểm cầu tại Huế
Cuối chương trình, TS. Phạm Nguyên Quý phát biểu bế mạc Hội thảo và trân trọng cảm ơn Ban Tổ chức: Hội GDCSSKCĐ Việt Nam, Trung tâm GDCSSKCĐ Hà Nội, Bệnh viện Ung bướu Hà Nội, Tổ chức Y học Cộng đồng và các nhà tài trợ: JTOP, Công ty ASTRA ZENECA Việt Nam, Công ty TNHH Chăm sóc giảm nhẹ Chân trời mới, Bệnh viện Trung ương Huế, Nhà thuốc Long Châu, Phòng khám Bernard, ihope.
Nguyễn Trang
- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Reborn Lift – Phương pháp trẻ hóa đa điểm giúp căn chỉnh gương mặt theo chuẩn tỷ lệ vàng
Phương pháp Reborn Lift được nhiều chị em lựa chọn vì mang đến giải pháp trẻ hóa toàn diện, giúp điều chỉnh các đường nét khuôn mặt theo chuẩn tỷ lệ vàng, tạo nên vẻ đẹp hài hòa và tự nhiên. Sử dụng công nghệ nâng cơ đa điểm tiên tiến, Reborn Lift không chỉ giúp làn da trở nên săn chắc mà còn hỗ trợ định hình cấu trúc khuôn mặt, duy trì sự cân đối và nét tươi trẻ lâu dài.November 23 at 6:06 pm -
Hội nghị Quốc tế “Cập nhật chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu – cổ”
Tại Việt Nam, mỗi năm có hơn 20% dân số phải sống chung với viêm mũi xoang mạn tính, trong khi ung thư đầu cổ chiếm tới 10% tổng số ca ung thư - những con số vô cùng đáng báo động. Trước sự gia tăng nhanh chóng của các ca bệnh, việc nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu - cổ đã trở nên vô cùng cấp thiết.November 22 at 3:53 pm -
Đau hơn sau khi tiêm tế bào gốc trong điều trị thoái hóa khớp: Điều bình thường và cách xử lý
Liệu pháp tế bào gốc mang lại hy vọng cho người bệnh trên hành trình tìm kiếm giải pháp cải thiện và giảm bớt đau đớn từ chấn thương hoặc các bệnh lý mãn tính.November 20 at 5:33 pm -
Mở khóa thanh xuân, trẻ khỏe toàn diện với liệu pháp tế bào gốc
Lão hóa là một quá trình phức tạp, không chỉ ảnh hưởng đến làn da, mái tóc mà còn tác động đến cấu trúc và chức năng của các cơ quan bên trong cơ thể. Ngày nay với sự phát triển vượt bậc của y học tái tạo, liệu pháp tế bào gốc được ứng dụng toàn diện giúp cơ thể khỏe mạnh từ bên trong, đồng thời duy trì nét tươi trẻ, rạng rỡ bên ngoài, làm chậm quá trình lão hóa.November 20 at 5:33 pm