Hong Kong: Kêu gọi người dân tiêm phòng khi số ca mắc COVID-19 tăng cao

Trưởng đặc khu hành chính Hong Kong Lâm Trịnh Nguyệt Nga
Vào lúc này, chính quyền Hong Kong (Trung Quốc) đang nỗ lực ứng phó nhằm giảm đà tăng số ca nhiễm COVID-19 và bệnh nhân tử vong, gây áp lực lên các cơ sở chăm sóc và bệnh viện.
Trung tâm tài chính toàn cầu này đã báo cáo hơn 600.000 ca nhiễm COVID-19 và trên 3.100 trường hợp tử vong, hầu hết trong số này diễn ra trong hai tuần qua.
Hong Kong đã báo cáo số ca tử vong do COVID-19 cao nhất trên toàn cầu trong tuần tính đến ngày 9/3, theo công bố của trang web thống kê Our World in Data, trong đó, hầu hết là người cao tuổi chưa được tiêm phòng.
Trước đợt bùng phát COVID-19 này, Hong Kong là một điển hình trong việc kiểm soát dịch bệnh với các biện pháp nghiêm ngặt như một phần của phương pháp tiếp cận "Zero COVID" giống như Trung Quốc đại lục - tìm cách kiềm chế tất cả các đợt bùng phát ngay khi chúng bắt đầu xảy ra.
Tuy nhiên, nhiều cư dân Hong Kong đã chọn không tiêm vaccine COVID-19 trong phần lớn thời gian của năm 2021 do số ca nhiễm bệnh ở mức rất thấp và lo sợ các tác dụng phụ, đặc biệt là ở những người cao tuổi.
"Hơn 90% trường hợp tử vong là những người chưa được tiêm phòng đầy đủ. Chúng tôi cần bắt kịp và tiêm chủng cho mọi người dân Hong Kong", Trưởng đặc khu hành chính Hong Kong (Trung Quốc) Lâm Trịnh Nguyệt Nga nói trong một bản tin hàng ngày về quản lý dịch bệnh.
Mặc dù đã có sự gia tăng nhanh chóng trong việc tiêm chủng với hơn 90% dân số hiện đã tiêm ít nhất một liều, tỷ lệ ở những người cao tuổi dễ bị tổn thương hơn chưa tiêm vaccine đã làm giảm đà ngăn chăn sự bùng phát của biến thể Omicron có khả năng lây lan nhanh chóng tại thành phố này. Theo số liệu của chính quyền Hong Kong, chỉ hơn 53% những người trên 80 tuổi được tiêm chủng.
Bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga cho biết, chính quyền đặc khu đang chuyển hướng tiếp cận nhằm vào người cao tuổi với nhiều nguồn lực y tế hơn trong nỗ lực chống lại virus, sau khi một quan chức cấp cao của Trung Quốc nói rằng, Hong Kong cần ưu tiên giảm thiểu số ca tử vong do COVID-19.
Hong Kong trước đây đã tập trung vào việc xác định ca nhiễm, điều trị và cách ly bệnh nhân ngay cả khi đây chỉ là những trường hợp nhẹ hoặc không có triệu chứng. Đặc khu hành chính này cũng có kế hoạch tổ chức một chương trình xét nghiệm hàng loạt cho 7,4 triệu cư dân của thành phố trong tháng 3 này.
Bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga tuần này cho biết, hiện không có khung thời gian cụ thể cho việc xét nghiệm trên diện rộng nói trên và chương trình chỉ được thực hiện khi có đủ nguồn lực.
Theo VTV

- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Xác thực truy xuất nguồn gốc - 'thuốc đặc trị' chống hàng giả
Khi nền kinh tế số đang trở thành một trong những trụ cột phát triển của đất nước, thì yêu cầu về tính xác thực, minh bạch và khả năng truy xuất nguồn gốc của hàng hóa không chỉ phục vụ công tác quản lý nhà nước mà còn là điều kiện tiên quyết để nâng cao niềm tin thị trường trong nước và hội nhập quốc tế.July 9 at 8:25 am -
Công tác đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP được chia thành 02 cấp
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1489/QĐ-TTg ngày 6/7/2025 sửa đổi, bổ sung một số nội dung Quyết định số 148/QĐ-TTg về việc phê duyệt Bộ tiêu chí và quy trình đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP).July 7 at 7:32 am -
Lấy lại nụ cười tự tin với dịch vụ bọc răng sứ tại TCI
Hàng nghìn khách hàng đã tìm lại nụ cười tự tin nhờ dịch vụ bọc răng sứ tại Khoa Răng Hàm Mặt bệnh viện Đa khoa Quốc tế (ĐKQT) Thu Cúc TCI.July 3 at 12:01 pm -
Đau họng, ợ hơi, tức ngực: Người đàn ông ngỡ ngàng phát hiện ung thư đại tràng sớm qua nội soi
Người đàn ông 37 tuổi khỏe mạnh bàng hoàng phát hiện có tổn thương nguy cơ ung thư nhờ công nghệ nội soi hiện đại tại Bệnh viện Thu Cúc. Câu chuyện của anh là hồi chuông cảnh tỉnh cho nhiều người trẻ còn đang chủ quan, thờ ơ với sức khỏe tiêu hóa.July 2 at 10:13 am