Hướng dẫn điều trị và chăm sóc trẻ mắc tiêu chảy cấp
Viện Đào tạo và Nghiên cứu Y Dược Bạch Mai đã có chương trình truyền thông giáo dục sức khỏe cho người dân với chủ đề "Hướng dẫn điều trị và chăm sóc trẻ mắc tiêu chảy cấp". Theo đó, Ths.BS. Nguyễn Đức Hiếu, Trung tâm Nhi khoa, Bệnh viện Bạch Mai sẽ giải đáp những vấn đề xoay quanh bệnh lý này.
Tiêu chảy cấp ở trẻ em là gì?
- Tiêu chảy là đi ngoài phân lỏng hoặc tóe nước trên 3 lần/ngày.
- Đợt tiêu chảy là thời gian kể từ ngày đầu tiên bị tiêu chảy tới ngày mà sau đó 2 ngày phân trẻ bình thường.
- Tiêu chảy cấp là tiêu chảy khởi đầu cấp tính kéo dài không quá 7 ngày.
- Tiêu chảy kéo dài là tình trạng từ 8 - 13 ngày.
- Tiêu chảy mạn tính là tình trạng tiêu chảy kéo dài trên 14 ngày.
- Trẻ nhỏ còn bú 2-3 ngày mới đi ngoài 1 lần phân rắn hoặc một số trẻ khác thì đi ngoài từ 5-8 lần/ngày, mỗi lần đi ra một ít phân, mềm hoặc hơi lỏng vẫn là bình thường do chức năng của đại tràng ở trẻ em chưa ổn định.
- Xem xét thêm các yếu tố sau ngoài số lần đi ngoài trong ngày đó để xác định tiêu chảy cấp ở trẻ em là: Tăng số lần đi ngoài đột ngột; Thay đổi độ đặc, rắn của phân và tăng lượng dịch trong phân; Thay đổi màu sắc và tính chất phân như phần có nhày hoặc máu.
(Ảnh minh họa: Bệnh viện Thu Cúc)
Dịch tễ học bệnh tiêu chảy cấp (TCC) ở trẻ em
- Là nguyên nhân thứ hai gây tử vong cho trẻ em trên thế giới.
- Tử vong do tiêu chảy ở trẻ em dưới 5 tuổi: 525.000 trẻ dưới 5 tuổi/năm.
- Tỷ lệ mắc tiêu chảy: 1,7 tỷ lượt trẻ/năm.
Nguyên nhân gây TCC ở trẻ em
- Nhiễm trùng: Virus; Vi khuẩn; Ký sinh trùng; Nấm.
- Không nhiễm trùng: Dị ứng; Chế độ ăn không thích hợp; Không dung nạp thức ăn; Tác dụng phụ của thuốc.
Tại sao trẻ em dễ bị tiêu chảy?
- Hệ thống tiêu hóa chưa trưởng thành.
- Nhu cầu dinh dưỡng cao.
- Hệ thống miễn dịch chưa trưởng thành.
- Hệ vi khuẩn chí ở ruột chưa phát triển tốt.
- Ăn nhân tạo.
Yếu tố nguy cơ gây TCC ở trẻ em
- Trẻ từ 6-11 tháng tuổi, khi trẻ bắt đầu bước vào giai đoạn ăn dặm.
- Trẻ không được nuôi bằng sữa mẹ trong khoảng từ 4-6 tháng đầu tiên, cai sữa sớm.
- Nguồn thức ăn và nước uống không đảm bảo vệ sinh.
- Trẻ suy dinh dưỡng, ốm yếu, suy giảm miễn dịch do HIV hoặc sau khi hết bệnh sởi.
- Không đảm bảo vệ sinh trước khi chuẩn bị thức ăn cho bé, cho bé ăn và sau khi dọn phân cho bé.
- Thời tiết nóng ẩm tạo điều kiện cho vi khuẩn và virus phát triển.
Triệu chứng tiêu hóa
Tiêu chảy:
- Phân lỏng, nhiều nước, có thể có nhầy, mùi chua.
- Nhiều lần (10-15 lần/ngày).
- Trường hợp lỵ phân có nước lẫn nhầy, máu.
Nôn:
- Xuất hiện trước hoặc sau cùng với tiêu chảy.
- Gặp trong: Rotavirus, tụ cầu.
- Thời gian: 1 - 3 ngày.
Biếng ăn: Xuất hiện trước hoặc khi trẻ đã bị tiêu chảy vài ngày.
Triệu chứng toàn thân
- Tình trạng dinh dưỡng: Cân nặng của bệnh nhân giảm khi bị tiêu chảy; Suy dinh dưỡng protein năng lượng, marasmus; Kwashiokor; Thiếu vitamin A,D.
- Sốt.
- Các biểu hiện nhiễm khuẩn.
- Nhiễm toan chuyển hóa: Thở mạnh, sâu, môi đỏ.
- Thiếu Kali: Chướng bụng, liệt ruột cơ năng, loạn nhịp tim, nhược cơ toàn thân.
Đánh giá dấu hiệu mất nước ở trẻ em:
- Mất nước phản ánh mức độ nghiêm trọng của bệnh, đặc biệt là tại cộng đồng.
- Ở trẻ phải nhập viện, ngoài các dấu hiệu đánh giá tình trạng mất nước, các triệu chứng khác như suy hô hấp, nhịp thở nhanh, sâu, tình trạng sốc, trẻ không uống được, các triệu chứng thần kinh, rối loạn điện giải hoặc sụt cân có giá trị trong đánh giá tình trạng nặng của bệnh.
- Dấu hiệu toàn trạng và nếp véo da mất chậm cần được đánh giá cẩn thận ở trẻ suy dinh dưỡng nặng.
Chỉ định xét nghiệm trong TCC
- Phần lớn các trường hợp TCC không cần chỉ định xét nghiệm.
- TCC nặng, trẻ phải nhập viện điều trị: Chỉ định xét nghiệm tùy theo tình trạng của từng trẻ (xét nghiệm máu, soi phân, cấy phân,...).
- Không chỉ định xét nghiệm vi sinh thường quy cho trẻ TCC không có biến chứng.
- Chỉ định vi sinh xét nghiệm cho các trường hợp: Trẻ có tình trạng bệnh nền như ung thư, suy giảm miễn dịch, bệnh ruột viêm; Trẻ trong tình trạng nặng như sốc, nhiễm khuẩn,...; Tiêu chảy kéo dài trên 7 ngày; Tình trạng bệnh dịch trong nhà trẻ, trường học hoặc bệnh viện; Trẻ tiêu chảy phân máu hoặc sốt cao; Tiền sử đi đến vùng có nguy cơ bệnh dịch.
Khi nào nên đưa trẻ TCC đến bệnh viện?
- Trẻ bị tiêu chảy dưới 6 tháng tuổi.
- Trẻ có cơ địa hoặc có bệnh sử đặc biệt: Béo phì, suy dinh dưỡng, mắc bệnh mạn tính,...
- Đi ngoài ra máu, phân lẫn máu.
- Đau bụng dữ dội, chướng bụng.
- Tần suất đi ngoài phân lỏng trên 2 lần/giờ.
- Trẻ không có cảm giác thèm ăn, chán ăn, không chịu ăn.
- Trẻ nôn mửa nhiều, kéo dài.
- Trẻ có biểu hiện mệt mỏi, lừ đừ, mê man.
- Trẻ quấy khóc liên tục.
- Trẻ có dấu hiệu mất nước: Khóc không có nước mắt, môi khô, da khô,...
- Sốt cao liên tục và không có dấu hiệu hạ nhiệt sau khi đã dùng thuốc hạ sốt.
- Trẻ có các triệu chứng bệnh khác: Khó thở, thở mệt, đổ nhiều mồ hôi,...
Lưu ý khi bù dịch cho trẻ bằng đường uống
- Nên bổ sung cho con dung dịch Oresol để bù nước.
- Mỗi gói Oresol pha với 200ml hoặc 1000ml nước đun sôi để nguội (theo đúng hướng dẫn sử dụng).
- Cho trẻ uống từng đổ thìa (với trẻ bé), hoặc từng ngụm nhỏ (với trẻ lớn).
- Mỗi dung dịch pha chỉ sử dụng trong 24h.
- Ngoài ra có thể bổ sung thêm các loại nước hoa quả tươi không đường, nước dừa, nước cháo muối, nước cơm có chút muối, súp rau củ, súp gà,...
- Khi cho bé uống Oresol bù nước khi bị TCC, bố mẹ cần lưu ý: Pha đúng theo hướng dẫn của nhà sản xuất; Cho trẻ uống từng thìa cứ 1-2 phút bón 1 thìa, nếu nôn cho nghỉ 10 phút sau uống tiếp.
Chế độ dinh dưỡng cho trẻ TCC
- Cho trẻ ăn sớm (4-6h sau bù nước) khẩu phần ăn hàng ngày và tăng dần.
- Trẻ bú mẹ: Tiếp tục cho bú nhiều lần hơn và lâu hơn.
- Trẻ ăn sữa công thức: Sử dụng loại sữa trẻ ăn trước đó, không pha loãng sữa.
- Chế độ ăn hạn chế lactose khi tiêu chảy phải nhập viện và thời gian tiêu chảy kéo dài trên 7 ngày.
- Sử dụng sữa không có lactose thường quy cho trẻ tiêu chảy trên 14 ngày.
- Sau khi khỏi tiêu chảy, cho ăn thêm ngày 1 bữa ngoài những bữa ăn bình thường trong 2-4 tuần.
Dinh dưỡng bệnh nhi
- Tiếp tục cho trẻ ăn, không bắt trẻ kiêng khem.
- Cho trẻ ăn theo khả năng của trẻ, khuyến khích trẻ ăn khi trẻ chán ăn.
- Cho trẻ ăn từng lượng nhỏ.
- Tránh thức ăn có năng lượng, protein, điện giải thấp và nhiều carbonhydrat.
Trẻ bú mẹ
- Tích cực cho trẻ bú mẹ và ăn như bình thường trong khi tiêu chảy nếu bệnh nhân không có biểu hiện mất nước.
- Trẻ có dấu hiệu mất nước nặng: Tiếp tục cho trẻ bú mẹ và ăn thức ăn khác khi các dấu hiệu mất nước đã bớt.
Những điều này sẽ giúp rút ngắn thời gian bị tiêu chảy và giảm số lượng phân.
Trẻ ăn nhân tạo
- Cho trẻ ăn sữa công thức và thức ăn bổ sung như bình thường và theo dõi đáp ứng của trẻ khi cho trẻ ăn.
- Cho trẻ uống sữa công thức không có lactose khi trẻ có biểu hiện không dung nạp lactose.
- Khỏi bệnh: Ăn thêm 1 bữa trong 2 tuần.
Những quan niệm sai lầm khi chăm sóc trẻ mắc TCC
- Tự ý cho trẻ dung thuốc: Kháng sinh, chống nôn, cầm tiêu chảy, men tiêu hóa không theo kê đơn của bác sĩ.
- Dừng bú mẹ do nghĩ "sữa chua", "sữa nóng", đó là những quan điểm không chính xác, ảnh hưởng đến việc tiết sữa của bà mẹ.
- Kiêng khem quá mức làm cho trẻ càng thiếu hụt dinh dưỡng trầm trọng
- Không cho trẻ uống nước, cho trẻ ăn thực phẩm chế biến khô hoặc uống rất ít nước, làm cho trẻ càng mất nước và rối loạn điện giải.
Làm thế nào điều trị an toàn cho trẻ mắc TCC
Để điều trị TCC cho trẻ an toàn, hiệu quả, các bậc cha mẹ cần chú ý:
- Không tự ý mua thuốc cho trẻ uống.
- Chỉ dùng thuốc khi có chỉ định của bác sỹ.
- Uống thuốc đúng theo đơn đã được kê.
- Không tự ý tăng, giảm hoặc ngừng dùng thuốc khi chưa có ý kiến của bác sỹ.
- Khi thấy trẻ có các dấu hiệu bất thường, cần đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được xử lý kịp thời.
Các thực phẩm nên dùng khi trẻ bị TCC
- Gạo, khoai tây.
- Thịt gà, thịt lợn nạc, thịt bò.
- Sữa công thức có giảm đường lactose (nếu bác sỹ có chỉ định), sữa chua.
- Dầu thực vật.
- Rau xanh, cà rốt, bí đỏ.
- Chuối, táo.
- Tùy theo lứa tuổi và chế độ ăn của trẻ trước khi tiêu chảy để xây dựng chế độ ăn phù hợp với sở thích và thói quen của trẻ.
Các thực phẩm không nên dùng khi trẻ bị TCC
- Thức ăn có đậm độ đường cao, nhiều chất béo có thể gây ra kém hấp thu bởi vì làm giảm khả năng trống của dạ dày.
- Tránh dùng các loại nước giải khát công nghiệp.
- Thực phẩm có nhiều xơ không tan và ít dinh dưỡng: Các loại rau thô (măng, rau cần), tinh bột nguyên hạt (ngô, đỗ) khó tiêu hóa.
Phòng bệnh TCC ở trẻ em
- Nuôi con bằng sữa mẹ.
- Cải thiện tập quán ăn dặm.
- Sử dụng nguồn nước sạch cho vệ sinh và ăn uống.
- Rửa tay khi chăm sóc trẻ.
- Nhà vệ sinh hợp vệ sinh.
- Tiêm phòng: Tiêm phòng đủ theo chương trình tiêm chủng mở rộng; Phòng đặc hiệu (Vaccine rotavirus, tả, thương hàn).
Kết luận
- TCC là bệnh thường gặp ở trẻ em, do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra.
- Cha mẹ cần chú ý những dấu hiệu TCC ở trẻ và biết cách đánh giá tình trạng mất nước của trẻ để có hướng chăm sóc phù hợp.
- Bù nước điện giải, bổ sung kẽm, sử dụng kháng sinh đúng chỉ định và dinh dưỡng hợp lý trong giai đoạn mức tiêu chảy là các biện pháp điều trị cần thiết và quan trọng nhất trong điều trị TCC.
- Cần tránh các quan niệm sai lầm trong điều trị TCC ở trẻ để tránh hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra với trẻ.
Thu Trang
- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Reborn Lift – Phương pháp trẻ hóa đa điểm giúp căn chỉnh gương mặt theo chuẩn tỷ lệ vàng
Phương pháp Reborn Lift được nhiều chị em lựa chọn vì mang đến giải pháp trẻ hóa toàn diện, giúp điều chỉnh các đường nét khuôn mặt theo chuẩn tỷ lệ vàng, tạo nên vẻ đẹp hài hòa và tự nhiên. Sử dụng công nghệ nâng cơ đa điểm tiên tiến, Reborn Lift không chỉ giúp làn da trở nên săn chắc mà còn hỗ trợ định hình cấu trúc khuôn mặt, duy trì sự cân đối và nét tươi trẻ lâu dài.November 23 at 6:06 pm -
Hội nghị Quốc tế “Cập nhật chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu – cổ”
Tại Việt Nam, mỗi năm có hơn 20% dân số phải sống chung với viêm mũi xoang mạn tính, trong khi ung thư đầu cổ chiếm tới 10% tổng số ca ung thư - những con số vô cùng đáng báo động. Trước sự gia tăng nhanh chóng của các ca bệnh, việc nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu - cổ đã trở nên vô cùng cấp thiết.November 22 at 3:53 pm -
Đau hơn sau khi tiêm tế bào gốc trong điều trị thoái hóa khớp: Điều bình thường và cách xử lý
Liệu pháp tế bào gốc mang lại hy vọng cho người bệnh trên hành trình tìm kiếm giải pháp cải thiện và giảm bớt đau đớn từ chấn thương hoặc các bệnh lý mãn tính.November 20 at 5:33 pm -
Mở khóa thanh xuân, trẻ khỏe toàn diện với liệu pháp tế bào gốc
Lão hóa là một quá trình phức tạp, không chỉ ảnh hưởng đến làn da, mái tóc mà còn tác động đến cấu trúc và chức năng của các cơ quan bên trong cơ thể. Ngày nay với sự phát triển vượt bậc của y học tái tạo, liệu pháp tế bào gốc được ứng dụng toàn diện giúp cơ thể khỏe mạnh từ bên trong, đồng thời duy trì nét tươi trẻ, rạng rỡ bên ngoài, làm chậm quá trình lão hóa.November 20 at 5:33 pm