Khám phá cơ chế giúp chữa lành vết phỏng của liệu pháp ánh sáng

Theo nghiên cứu mới đăng trên Tạp chí Scientific Reports, liệu pháp ánh sáng có thể đẩy nhanh tốc độ chữa lành vết phỏng bằng cách kích hoạt TGF‐beta 1, protein đóng vai trò then chốt trong một số chức năng quan trọng của tế bào, bao gồm sự phát triển.
29/07/2022 16:41

Trong nửa thế kỷ qua, liệu pháp chiếu laser cường độ thấp (còn gọi là "liệu pháp quang sinh học") đã được dùng điều trị nhiều bệnh, song hiệu quả của nó vẫn còn gây tranh cãi. Nhờ sử dụng nhiều mô hình trên tế bào và động vật, nhóm nghiên cứu đã tìm ra cơ chế cơ bản của liệu pháp này. Cụ thể, các chuyên gia tập trung vào lợi ích chữa lành vết phỏng và tác động của của liệu pháp ánh sáng đối với TGF‐beta 1. Trong nghiên cứu, họ sử dụng phương pháp chiếu laser ở tần số 810nanomét. Ánh sáng được tạo ra nhằm duy trì nhiệt độ bề mặt tế bào ở mức dưới 45°C.

anhsang

Tác giả chính - chuyên gia Praveen Arany cho biết, các phát hiện mới chỉ ra rằng TGF‐beta 1 thúc đẩy quá trình chữa lành vết thương bằng cách giảm mức độ viêm tế bào cục bộ, nhờ đó vết phỏng sẽ lành lại sau khoảng hơn 9 ngày. "Liệu pháp quang sinh học đã chứng tỏ hiệu quả trong việc hỗ trợ điều trị bệnh ung thư, thoái hóa điểm vàng do tuổi tác và bệnh Alzheimer. Một đặc điểm chung giữa các bệnh này là vai trò trung tâm của viêm. Công trình này củng cố bằng chứng về khả năng kích hoạt TGF-beta 1 của liệu pháp quang sinh học trong việc giảm thiểu tình trạng viêm, đồng thời thúc đẩy tái tạo tế bào", Arany nhận xét.

Theo New Atlas

comment Bình luận

largeer