Khi nào cần ghép thận?

Bệnh tình như thế nào thì cần ghép thận là câu hỏi mà nhiều người quan tâm. Câu trả lời là khi thận bắt đầu bị suy thì người bệnh cần nên thực hiện phẫu thuật để ghép vào một lá thận mới, có thể đảm bảo thực hiện chức năng lọc chất thải cần thiết.
24/10/2018 22:41

 Suy thận là bệnh gì?

Suy thận là hiện tượng thận mất đi chức năng bình thường, không thể lọc chất thải hay cặn bã được tích tụ trong cơ thể. Suy thận khiến cho thận không thực hiện được những nhiệm vụ vốn có của mình. Chính vì vậy, cơ thể sẽ gặp phải rắc rối do những chất cặn bả không được thải ra ngoài cơ thể.

Suy thận được chia thành 2 khái niệm khác nhau. Một là suy thận cấp tính. Hai là suy thận mãn tính. Thông qua tên gọi cũng có thể biết được. Suy thận cấp tính có thể được điều trị dễ dàng và nhanh khỏi hơn. Thông thường suy thận cấp tính mắc phải do các nguyên nhân như do phẫu thuật, chấn thương, viêm nhiễm hay rối loạn máu. Nói chung suy thận cấp tính có thể điều trị được.

Khi nào cần ghép thận. Bệnh nhân cần được ghép thận khi gặp phải tình trạng suy thận mãn tinh gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng đào thải chất độc.

Ngược lại, suy thận mãn tính do những bệnh mãn tính gây ra như tiểu đường, cao huyết áp hay suy thận mạn gây ra. Loại suy thận này thường phát triển chậm, khó điều trị. Nhưng nếu như không được điều trị, bệnh nhân có thể bị tiến triển tới giai đoạn cuối của bệnh thận.

Những đối tượng nào cần thực hiện ghép thận?

Trong một số trường hợp, suy thận mãn tính có thể kiểm soát nhờ chế độ ăn uống, thuốc men và điều trị nguyên căn chính gây ra suy thận và các biến chứng. Tuy nhiên, nếu thận không thể chịu đựng thêm, bệnh nhân cần ghép thận.

Để chuẩn bị cho việc ghép thận, bệnh nhân cần uống thuốc do bác sỹ kê đơn, bên cạnh việc ăn uống và tập thể dục theo hướng dẫn. Đi khám định kỳ và vẫn tham gia sinh hoạt gia đình và xã hội bình thường, tinh thần lạc quan thoải mái. nếu có điều kiện, người bệnh nên tham gia vào một tổ chức hỗ trợ người bệnh.

Quá trình ghép thận được thực hiện như thế nào?

Thời gian ghép thận thường được kéo dài trong 3 giờ đồng hồ. Đầu tiên, quả thận mới sẽ được đặt vào bụng dưới của bệnh nhân, các mạch máu của quả thận mới sẽ được đặt vào phần dưới bụng. Nếu thận cũ không gây ra bệnh cao huyết áp hay viêm nhiễm cho bệnh nhân thì vẫn được giữ nguyên.

 Sau khi thay quả thận mới, chúng thực hiện chức năng giống như quả thận cũ, có khả năng tạo ra nước tiểu y như quả thận cũ. Thường ngay sau khi phẫu thuật, quả thận này sẽ làm việc luôn. Trong một số trường hợp, quả thận mới sẽ làm việc sau vài tuần. Sau khi phẫu thuật, bệnh nhân sẽ cảm thấy đau ở vùng vết khâu do vết thương đang lành. Thời gian hồi phục nằm viện thường chỉ từ ba tới năm ngày, sau đó sẽ cần theo dõi trong vòng ba tới bốn tuần nữa.

Chăm sóc sau khi ghép thận?

Theo cơ chế đào thải, dù cho giữa người cho và người nhận có sự tương xứng đến đâu thì vẫn có sự đào thải xảy ra với quả thận mới. Vì vậy, bệnh nhân vẫn cần phải dùng thuốc theo đơn kê của bác sĩ để hạn chế sự đào thải này và thuốc này phải được uống suốt đời.

Khi nào cần ghép thận. Sau khi thực hiện ghép thận cần có sự chăm sóc hiệu quả, ăn uống dinh dưỡng kèm theo đó phải dùng thuốc chống sự đào thải của thận mới.

Sau khi cấy ghép, bệnh nhân sẽ được điều trị để chống đào thải và giảm các tác dụng phụ không mong muốn. Bác sỹ phải thường xuyên theo dõi tình trạng của bệnh nhân để điều chỉnh thuốc nếu cần thiết. Bệnh nhân sẽ cần theo một chế độ ăn uống riêng để giúp quả thận mới khỏe mạnh.

comment Bình luận

largeer