Khi nào được gọi là lây nhiễm cộng đồng?

Đại dịch Covid-19 xuất hiện khiến cuộc sống của người dân trên nhiều lãnh thổ, quốc gia ảnh hưởng nghiêm trọng khi dịch bệnh lây lan một cách nhanh chóng. Tại nhiều quốc gia, Covid-19 trở thành làn sóng lây nhiễm trong cộng đồng.
01/12/2020 10:06

Với mức độ nguy hiểm, đã cướp đi tính mạng của hàng triệu dân trên toàn cầu, Covid-19 bị coi là đại dịch tồi tệ trong lịch sử loài người. Sự lây nhiễm, biến chủng phức tạp của loại virus này đến nay vẫn chưa có vaccine nào khống chế được 100%. Cuộc chạy đua sáng chế vaccine phòng chống đại dịch được xác định là mục tiêu quan trọng của toàn cầu.

Tại Việt Nam, việc xuất hiện bệnh nhân thứ 1347 có liên quan trực tiếp đến ca bệnh 1342 có lịch trình di chuyển phức tạp, tiếp xúc với 192 người trước khi được xác định dương tính với Covid-19 đang dấy lên lo ngại về việc xuất hiện tình trạng lây nhiễm trong cộng đồng. Vậy lây nhiễm trong cộng đồng là gì và khi nào thì chúng ta gọi là lây nhiễm cộng đồng?

covid

Hình minh họa.

Trong bài viết của bác sĩ Nguyễn Thành Úc - Bệnh viện Đa khoa Tiền Giang: Những trường hợp phát hiện bệnh nhân nhiễm covid-19, nhưng khi điều tra dịch tễ thì thấy rằng bệnh nhân không có lịch sử đi lại hoặc tiếp xúc với người nhiễm Covid-19, người ta gọi sự lây nhiễm đó gọi là thường được gọi tên là lây nhiễm không rõ nguồn gốc hay lây nhiễm không xác định được nguồn lây lây nhiễm trong cộng đồng. Điều này cho thấy rằng virus đã tồn tại trong cộng đồng và mọi người đều có nguy cơ mắc bệnh. Vì vậy những trường hợp lây nhiễm mà chưa xác định nguồn lây gọi là lây nhiễm cộng đồng. Khi sự lây nhiễm cộng đồng xảy ra chứng tỏ cộng đồng dân cư ở đó có khả năng nhiều người đã mắc bệnh, tình trạng nguy hiểm này sẽ báo hiệu một đợt bùng phát không kiểm soát được của dịch bệnh.

Ngoài ra, lây nhiễm cộng đồng hiểu đơn giản là sự lây lan của dịch bệnh trong cộng đồng, từ người này qua người khác. Thứ nhất, có thể là lây nhiễm từ người này ra ngoài cộng đồng, trường hợp thứ hai là lây nhiễm từ người xung quanh vào người này. Các trường hợp lây nhiễm trong cộng đồng thường rất phức tạp, nhiều ca còn không xác định được F0 (người nhiễm bệnh). 

Để xác định sớm những ca lây nhiễm trong cộng đồng, đầu tiên phải xác định được F0, sau đó nhanh chóng khoanh vùng tất cả những người có tiếp xúc gần với người nhiễm bệnh, thực hiện xét nghiệm để thu kết quả. 

Nhiều chuyên gia cũng khẳng định, việc tìm nguồn lây nhiễm là quan trọng nhưng trong trường hợp đã có lây nhiễm cộng đồng, ưu tiên hàng đầu là triển khai ngay các biện pháp cách ly, khoanh vùng, dập dịch không để nó lan rộng. Không nên mất cảnh giác hay chủ quan nghĩ rằng, các ca nhiễm mới chỉ có thể liên quan đến những ổ dịch cũ. 

Chiều 30/11, sau khi nhận thông tin có ca dương tính lây nhiễm từ người cách ly, là bệnh nhân số 1347, Bộ trưởng Bộ Y tế GS.TS Nguyễn Thanh Long đã triệu tập cuộc họp khẩn với các đơn vị liên quan, kết nối đầu cầu Sở Y tế TP HCM, để chỉ đạo triển khai khẩn cấp tất cả biện pháp phòng chống dịch nhằm khoanh vùng và kiểm soát lây nhiễm với trường hợp này.

Tại cuộc họp, Bộ trưởng Bộ Y tế đã chỉ đạo Sở Y tế TP HCM khẩn trương truy vết tất cả các trường hợp F1, F2 của các ca bệnh trên; Thực hiện biện pháp cách ly tập trung và lấy mẫu xét nghiệm tất cả các trường hợp này.

Cùng đó, Bộ trưởng yêu cầu Sở Y tế TP HCM thông báo khẩn với người dân đã đến những địa điểm mà bệnh nhân có mặt (như nơi dạy học, quán cafe, quán karaoke) cần liên hệ ngay cơ quan y tế gần nhất.

Tiến hành phong toả tạm thời các địa điểm mà bệnh nhân đã đến và thực hiện biện pháp tiêu độc khử trùng; Tất cả nhân viên phục vụ tại các địa điểm cung cấp dịch vụ cho bệnh nhân (như quán café, karaoke) đều phải lấy mẫu xét nghiệm và yêu cầu cách ly tại nhà.

Bộ trưởng cũng yêu cầu tất cả các cơ sở y tế trên địa bàn TP HCM cần nâng cao mức cảnh giác, tăng cường các biện pháp sàng lọc với tất cả trường hợp có dấu hiệu nghi ngờ; Thực hiện nghiêm các biện pháp phòng chống lây nhiễm COVID-19 trong cơ sở y tế theo quy định.

Thùy Dương (tổng hợp)

 

comment Bình luận

largeer