Khổ qua trị rôm sảy, lưỡi trẻ đóng sữa và trị rết cắn

Thông thường, rôm sảy đều khá lành tính, nó có thể tự hết khi thời tiết trở nên mát mẻ hơn nếu bạn biết chăm sóc đúng cách. Tuy nhiên, rôm sảy dù không đau đớn nhưng lại gây ra cảm giác ngứa châm chích trên da, khiến cho người cực kỳ khó chịu. Ngoài ra, nó còn gây mất thẩm mỹ trên da.
07/09/2023 07:17

Khổ qua trị rôm sảy 

Có thể nói, thật may mắn khi dân gian có rất nhiều bài thuốc lưu truyền để phòng và điều trị chứng rôm sảy. Trong đó, khổ qua là nguyên liệu phổ biến, dễ tìm mà lại cực kỳ hiệu quả (bởi khổ qua có công dụng thanh nhiệt, giải độc và kháng khuẩn rất tốt).

Cách thực hiện đơn giản như sau:

Lấy 2 trái khổ qua tươi, đem cắt nhỏ ra, giã nát rồi lọc lấy nước, pha vào chậu nước tắm.

Hoặc cũng có thể dùng khổ qua trị rôm sảy mùa hè bằng cách đơn giản: Cắt nhỏ 2 trái khổ qua thành các lát mỏng, bỏ vào nồi rồi đổ nước vào, đun chín rồi chắt lấy phần nước, để nguội, đem pha nước tắm.

Để mang lại hiệu quả cao hơn, nhớ cho vào nước tắm một ít muối để da thông thoáng và giữa ẩm tốt hơn (tỉ lệ muối sẽ là 1 muỗng cà phê muối cho 10 lít nước).

Số lần tắm: Tắm mỗi ngày 1 lần vào buổi sáng hoặc trưa. Với các lần tắm khác trong ngày, tắm như bình thường (không lạm dụng khổ qua). Thường thì sau 3 ngày, các dấu rôm sảy trên da sẽ “lặn” mất. Cũng có thể dùng cách này để phòng rôm sảy bằng cách pha hỗn hợp này để tắm 1 lần mỗi tuần vào mùa hè nóng nực.

Khổ qua trị rôm sảy, lưỡi trẻ đóng sữa và trị rết cắn. Ảnh: Caythuoc.org

Khổ qua trị rôm sảy, lưỡi trẻ đóng sữa và trị rết cắn. Ảnh: Caythuoc.org

Nhân hạt khổ qua gơ lưỡi cho bé

Các bé sơ sinh dưới 1 tuổi thường chỉ uống sữa nên lưỡi của bé hay bị đóng sữa. Có thể dễ dàng nhìn thấy một mảng màu trắng ở mặt trên lưỡi của bé. Mảng sữa trên lưỡi này sẽ khiến bé khó chịu, không chịu bú hoặc bú rất ít, hay nhè sữa, quấy khóc khi mẹ cố gắng ép bé bú.

Cách thực hiện: 

Tìm quả khổ qua già, da bên ngoài bắt đầu chuyển vàng, bổ ra và lấy phần hạt già (lưu ý tách bỏ phần áo hạt có màu đỏ, chỉ lấy hạt khổ qua, đem rửa sạch rồi phơi khô).

Khi dùng, tách bỏ phần vỏ cứng bên ngoài, chỉ lấy phần lõi trắng bên trong, đem giã cho nát nhuyễn rồi cho vào một chút nước sôi để nguội, sau đó dùng muỗng trộn đều rồi lược lấy phần nước.

Tiếp theo, rửa sạch tay rồi lấy một miếng vải mềm, quấn vào ngón tay trỏ, sau đó nhúng vào phần nước hạt khổ qua đã lọc được, đưa ngón tay ấy vào miệng bé rồi nhẹ nhàng di chuyển ngón tay qua lại – chỗ vùng mảng bám ở lưỡi bé. Bằng cách này, mảng bám sẽ nhanh chóng được loại bỏ, giúp bé dễ chịu và uống sữa ngoan hơn.

Sau khi làm xong, lấy khăn sạch, nhúng chút nước rồi chùi lại lưỡi cho bé.

Lưu ý: Nhân hạt khổ qua không ăn được (chỉ dùng ngoài da).

Hạt khổ qua sơ cứu khi bị rết cắn

Cách sơ cứu như sau: Lấy hạt khổ qua, giã nhuyễn rồi đắp vào vết cắn, sau đó dùng vải sạch buộc cố định lại.

Lưu ý: Sau khi sơ cứu, nên đến trung tâm y tế hoặc bệnh viện để chẩn đoán thêm (vì hiện nay, do rết sống trong môi trường cống rãnh khá bẩn nên sau khi sơ cứu, vẫn nên đến bác sĩ kiểm tra phòng trường hợp gặp rết có chất độc cao hay đề phòng vết thương bị nhiễm trùng).

Theo Caythuoc.org

comment Bình luận

largeer