Khuyến cáo của các bác sĩ về đột quỵ, tai biến khi trời lạnh

Khi trời trở lạnh các bác sĩ có những khuyến cáo dành cho những bệnh nhân đột quỵ, tai biến.
14/02/2022 16:18

Nhập viện từ ngày mùng 4 Tết, bệnh nhân Đ.H.L. (trú tại Hà Nội) thấy có biểu hiện choáng váng, khó chịu, ban đầu bệnh nhân định cố hết Tết mới đến viện để khám, nhưng gia đình thấy không ổn nên đã đưa đi cấp cứu. Các bác sĩ xác định bệnh nhân bị tai biến, sau khi được thực hiện tiêu sợi huyết hiện tình trạng bệnh nhân đã có sự cải thiện.

dot-quy-troi-lanh-2-1644763798310219122553

(Ảnh minh họa)

Trường hợp bệnh nhân Đ.Đ.P. (trú tại Hà Nội) được chẩn đoán là bị nhồi máu cơ tim rất nặng. Bệnh nhân cho biết thời tiết năm nay rất lạnh, đặc biệt là dịp Tết, thời tiết vô cùng khắc nghiệt, ở trong nhà những vẫn cảm thấy lạnh, chỉ cần bước ra khỏi chăn là thấy choáng váng.

Còn trường hợp bệnh nhân H., 90 tuổi, nhập viện vì đột quỵ, tuy nhiên khi nhập viện các bác sĩ cho biết đã bị chậm mất 4 ngày.

Theo các bác sĩ, trong dịp Tết, chế độ sinh hoạt ăn uống, thuốc men có sự thay đổi, cùng với đó là thời tiết lạnh buốt là những nguy nhân khiến người cao tuổi phải nhập viện ngay trong và sau Tết. Bởi người cao tuổi trong thời tiết lạnh dễ bị tổn thương mạch máu, cơ chế điều hòa tuần hoàn não cũng kém hơn bình thường dẫn đến tai biến, đột quỵ. Nếu không được cấp cứu và điều trị kịp thời sẽ để lại nhiều di chứng nặng nề.

Các bác sĩ đặc biệt khuyến cáo: Để phòng ngừa tai biến, đột quỵ, cần chú ý giữ ấm cơ thể, tránh thay đổi nhiệt độ đột ngột.

Khi phát hiện người có dấu hiệu tai biến, đột quỵ, tuyệt đối không sơ cấp cứu bằng cách cạo gió, xức dầu, chích máu mười đầu ngón tay, chân hoặc di chuyển quá mạnh... cần lập tức gọi cấp cứu đưa đến cơ sở y tế gần nhất.

Thời gian vàng để bệnh nhân nhồi máu não được tái thông mạch não bằng thuốc là trong vòng 4,5 giờ kể từ khi khởi phát. Bệnh nhân tắc mạch máu lớn có thể can thiệp trong 6 giờ kể từ khởi phát, nếu để muộn hơn thì nguy cơ di chứng nặng.

Theo VTV

comment Bình luận

largeer