Khuyến cáo đảm bảo an toàn phòng cháy, chữa cháy tại các cơ sở văn hóa tâm linh dịp đầu năm
1. Chính quyền địa phương, người đứng đầu cơ sở, ban quản lý lễ hội… ban hành nội quy, quy định về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (PCCC và CNCH) phù hợp với từng khu vực có tính chất nguy hiểm cháy, nổ khác nhau. Tổ chức niêm yết và thường xuyên tuyên truyền nội quy, quy định, biện pháp an toàn PCCC, thoát nạn trên hệ thống mã QRCode, hệ thống loa truyền thanh tại cơ sở, trong đó chú trọng việc nhắc nhở, hướng dẫn người dân, du khách: Cẩn trọng trong sử dụng điện, khí đốt hóa lỏng, thắp hương thờ cúng, đốt vàng mã đúng nơi quy định, không tự ý mang chất cháy, nổ vào khu vực diễn ra lễ hội; di chuyển theo đúng đường, lối đi quy định và bình tĩnh tuân theo hướng dẫn của đơn vị quản lý khi có sự cố xảy ra. Nghiên cứu, có phương án bố trí nguồn nước, máy bơm chữa cháy di động (kèm theo lăng, vòi chữa cháy) phù hợp với đặc điểm của từng địa điểm lễ hội.
Cháy chùa Phật Quang tại xã Thanh Phong, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam, ngày 20/1/2024
2. Kiện toàn lực lượng dân phòng, lực lượng PCCC cơ sở, tổ chức huấn luyện nghiệp vụ PCCC, CNCH và trang bị phương tiện chữa cháy, CNCH; phân công lực lượng, phương tiện thường trực để kiểm tra, kịp thời phát hiện, tổ chức chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ ngay từ khi mới phát sinh. Xây dựng phương án chữa cháy và thoát nạn của cơ sở đối với những tình huống phức tạp; tại địa điểm lễ hội nằm trong hoặc giáp ranh với rừng, cần có sự phối hợp tình huống chữa cháy rừng và thoát nạn cho người khi có cháy xảy ra.
3. Tổ chức tập huấn cho các lực lượng tham gia bảo vệ, tăng, ni về kiến thức PCCC, thao tác, cách thức sử dụng các phương tiện chữa cháy, CNCH, sơ, cấp cứu ban đầu; tăng cường công tác kiểm tra, tuần tra, canh gác trong thời điểm khách đến lễ và sau khi kết thúc công việc trong ngày, nhất là tại các khu vực tập trung đông người, đốt vàng mã.
4. Đối với các cơ sở kinh doanh, dịch vụ: Phải tuân thủ nghiêm các quy định an toàn PCCC và CNCH; bố trí khu vực tồn chứa, sử dụng chất dễ cháy, nổ, nguồn lửa, nguồn nhiệt (bếp sử dụng khí LPG, bếp điện…) phải được ngăn cách với khu vực kinh doanh, lưu trú; không bày bán hàng hóa, để vật tư chiếm lối đi, cửa thoát nạn, gây cản trở việc di chuyển và thoát nạn; lắp đặt và sử dụng hệ thống, thiết bị điện bảo đảm an toàn; trang bị đầy đủ các phương tiện chữa cháy ban đầu như bình chữa cháy xách tay, chăn chiên, nước… và chuẩn bị phương án thoát nạn phù hợp.
Cháy Chùa Hòa Phúc tại thôn Hòa Trúc, xã Hòa Thạch, huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội ngày 20/6/2022
5. Đối với bãi giữ xe: Phải bảo đảm khoảng cách đến các nhà, công trình xung quanh theo QCVN 13:2018/BXD Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về GaraÔ-tô; phân chia khu vực, vị trí đỗ ô tô, xe máy, đường, lối đi trong bãi để xe; sắp xếp, lưu giữ xe không vượt quá số lượng quy định; không sử dụng ngọn lửa trần, đun nấu tại bãi đỗ xe; trang bị đầy đủ các phương tiện chữa cháy ban đầu như bình chữa cháy xách tay, cát chữa cháy…
6. Đối với khu vực thờ cúng, trưng bày trong nhà phải duy trì các điều kiện an toàn về PCCC và CNCH (ngăn cháy lan, thoát nạn, trang bị và duy trì hoạt động của các hệ thống, thiết bị PCCC, CNCH được trang bị…), đặc biệt là các yêu cầu ngăn cháy lan, thoát nạn đối với nhà vừa bố trí nơi thờ tự, trưng bày và phục vụ nghỉ ngơi, ăn uống cho người dân…; phân định rõ hướng, đường di chuyển an toàn cho người tham gia lễ hội, tránh xung đột, nhất là việc thoát nạn, CNCH khi xảy ra sự cố; bảo đảm các yêu cầu an toàn trong thắp hương thờ cúng, đốt đèn cầy, sử dụng hệ thống, thiết bị điện, nơi đốt vàng mã phải bảo đảm thông thoáng, ngăn cháy lan và đốt vàng mã trong các thiết bị chuyên dụng, trang bị phương tiện chữa cháy ban đầu tại các khu vực trên.
7. Đối với các phương tiện chuyên chở như cáp treo, phương tiện vận chuyển hành khách đường thủy phải được bảo dưỡng, kiểm tra vận hành trước khi đưa vào hoạt động.
8. Đối với hệ thống điện: Phải lựa chọn dây dẫn, thiết bị và lắp đặt hệ thống điện phải bảo đảm yêu cầu chất lượng và kỹ thuật theo quy định, có thiết bị bảo vệ điện như rơle, công tắc, cầu chì, cầu dao, attomat...; thiết bị điện sử dụng trong khu vực kho, nơi tồn chứa chất, hàng dễ cháy, khu vực có khả năng hình thành môi trường nguy hiểm cháy, nổ phải bảo đảm quy định về an toàn cháy, nổ; không sử dụng một ổ cắm dùng đồng thời cho nhiều thiết bị tiêu thụ điện hoặc để gần hàng hóa, vật liệu dễ cháy, nổ; ngắt các thiết bị khi không sử dụng…
9. Đối với việc sử dụng khí LPG để đun nấu: Khu vực đặt bình khí LPG, bếp đun phải bảo đảm yêu cầu thông thoáng, tránh để tích tụ khí LPG khi bị thất thoát ra ngoài và có giải pháp chống cháy lan theo quy định. Trường hợp lắp đặt, sử dụng hệ thống cấp khí LPG trung tâm phải bảo đảm theo quy định của tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật; khi không sử dụng, phải đóng van của bình khí LPG; thường xuyên kiểm tra bảo đảm độ kín của hệ thống, thiết bị trong quá trình sử dụng.
10. Khi có cháy, nổ, sự cố, tại nạn xảy ra, kịp thời gọi ngay số điện thoại 114 hoặc báo cho chính quyền, Công an nơi gần nhất.
Đa số các cơ sở văn hoá tâm linh như đền thờ, chùa, đều được xây dựng bằng gỗ, bên trong có nhiều đồ đạc, vật dụng, lễ thờ dễ cháy; người dân đến dâng lễ, đều thắp hương, đốt vàng mã, cũng tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ cao. Theo ghi nhận hầu như năm nào cũng xảy ra sự cố cháy, nổ đối với loại hình cơ sở văn hóa tâm linh tại nhiều địa phương trên cả nước. Những vụ cháy xảy ra với loại hình này, ngoài hậu quả gây thiệt hại nghiêm trọng về tài sản thì những thiệt hại về giá trị văn hóa, kiến trúc lịch sử đã bị mất đi thì không thể định lượng được.
Thực tế cho thấy, các vụ cháy do thắp hương, đốt vàng mã chủ yếu xuất phát từ những nguyên nhân như: Bố trí nơi thắp hương thờ cúng không đảm bảo khoảng cách PCCC, để quá nhiều vàng mã gần vị trí thắp hương, nến dẫn đến bắt cháy sang các vật liệu dễ bắt cháy; vị trí đốt vàng mã không đảm bảo khoảng cách an toàn PCCC với các vật liệu dễ cháy, trong quá trình hóa vàng không có người trông coi để tàn lửa có thể cháy lan sang các vật dụng xung quanh gây ra cháy; hệ thống điện chưa được kiểm tra, bảo dưỡng thường xuyên...
Thu Hằng
- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Hội nghị Quốc tế “Cập nhật chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu – cổ”
Tại Việt Nam, mỗi năm có hơn 20% dân số phải sống chung với viêm mũi xoang mạn tính, trong khi ung thư đầu cổ chiếm tới 10% tổng số ca ung thư - những con số vô cùng đáng báo động. Trước sự gia tăng nhanh chóng của các ca bệnh, việc nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu - cổ đã trở nên vô cùng cấp thiết.November 22 at 3:53 pm -
Đau hơn sau khi tiêm tế bào gốc trong điều trị thoái hóa khớp: Điều bình thường và cách xử lý
Liệu pháp tế bào gốc mang lại hy vọng cho người bệnh trên hành trình tìm kiếm giải pháp cải thiện và giảm bớt đau đớn từ chấn thương hoặc các bệnh lý mãn tính.November 20 at 5:33 pm -
Mở khóa thanh xuân, trẻ khỏe toàn diện với liệu pháp tế bào gốc
Lão hóa là một quá trình phức tạp, không chỉ ảnh hưởng đến làn da, mái tóc mà còn tác động đến cấu trúc và chức năng của các cơ quan bên trong cơ thể. Ngày nay với sự phát triển vượt bậc của y học tái tạo, liệu pháp tế bào gốc được ứng dụng toàn diện giúp cơ thể khỏe mạnh từ bên trong, đồng thời duy trì nét tươi trẻ, rạng rỡ bên ngoài, làm chậm quá trình lão hóa.November 20 at 5:33 pm -
Tầm nhìn “Borderless Future” - Định hình tương lai không biên giới tại nơi làm việc tốt nhất Việt Nam
Ngày 19/11/2024, tại Hội nghị Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024, khi cái tên Unilever Việt Nam được xướng lên ở vị trí số 1 trong danh sách 100 doanh nghiệp lớn có môi trường làm việc tốt nhất, đó không chỉ là khoảnh khắc đáng tự hào mà còn là sự khẳng định cho tầm nhìn, những nỗ lực bền bỉ của một doanh nghiệp Top 1 ngành FMCG trong hành trình xây dựng môi trường làm việc hiện đại, bền vững.November 20 at 5:20 pm