Lá rau răm chữa được bệnh gì?
-
Tác dụng chữa bệnh của rau răm
Rau răm còn có tên gọi khác là thủy liễu, thường sinh trưởng ở những nơi có điều kiện ẩm ướt, chịu nóng giỏi. Vì vậy, rau răm thường rất dễ trồng nên người ta chỉ cần dăm cành xuống đất cũng có thể lên nhanh và phát triển tốt. Ngoài những tác dụng của rau răm như một loại rau thơm ăn kèm, rau răm còn là dược liệu chữa bệnh rất hiệu nghiệm được dân gian lưu truyền.
Theo y học cổ truyền, lá rau răm có tính ấm, vị cay, mùi thơm với những tác dụng tán hàn, trừ thấp, ôn ấm tỳ vị, sát trùng, cẩm tả lỵ, minh mục, ích trí…nên thường được chữa các bệnh cảm cúm, ghe lở, sưng chân, rắn cắn….
Một số ý kiến khác cho rằng “ăn rau răm bị yếu sinh lý” nhiều nghiên cứu cũng cho thấy ăn rau răm đúng cách có thể cải thiện tình trạng xuất tinh sớm, mộng tinh, di tính và giúp tăng cường sinh lý phái mạnh.

-
Các bài thuốc chữa bệnh từ rau răm
- Bài thuốc rau răm chữa cảm cúm:
+ Cách 1: Bạn dùng 1 năm rau răm giã với 3 lát gừng, sau đó vắt lấy nước cốt uống mỗi ngày.
+ Cách 2: Sử dụng 20g rau răm, 20g tía tô, xương bồ 16g, bạch chỉ 10g, xuyên khung 10g, kiện 10g sau đó sắc lấy nước uống trong ngày.
- Bài thuốc chữa đầy hơi, trướng bụng, khó tiêu:
Bạn lấy 1 năm lá răm rửa sạch và giã lấy nước uống, sau đó lấy bã rau răm xoa vùng rốn.
- Chữa đau bụng tiêu chảy do khí lạnh:
Cho rau răm (khô) 16g, kinh giới 16g, bạch truật 12g, lương khương 12g, quế 10g, gừng nướng 4g sắc với 2 chén nước còn lại 1 chén và uống 2 lần trong ngày.
- Rau răm chữa nước ăn chân:
Bạn lấy một nắm rau răm giã nát và đắp lên vết thương hoặc lấy nước rau răm đã vắt bôi lên vết thương 2 lần/ngày.

- Chữa rắn cắn, côn trùng cắn:
Khi vừa mới bị rắn cắn để xử lý tốt nhất bạn nên lấy 1 năm răm giã nát và vắt lấy nước cốt cho người bệnh uống ngay lập tức. Sau đó bã rau răm thì đắp lên chỗ vết thương ròi băng lại.
- Hỗ trợ khả năng sinh lý nam giới:
Nam giới có thể ăn trứng vịt lộn kèm với rau răm hay nấu cháo thịt dê rau răm, lẩu cá kèo rau răm để làm tăng khẩu vị và chống hoạt tinh, tăng ham muốn tình dục.
Lưu ý khi sử dụng rau răm:
- Rau răm có nhiều tác dụng tuy nhiên phụ nữ không nên ăn rau răm vào thời kỳ kinh nguyệt vì sẽ rất ễ gây rong kinh huyết, phụ nữ mang thai ăn rau răm dễ gây sẩy thai, hay sau khi sinh sẽ rất dễ bị băng huyết.
- Người máu nóng, suy nhược không nên ăn rau răm.
- Rau răm không độc nhưng không nên sử ăn thường xuyên vì có tính nóng, dễ sinh nhiệt. Bạn nên sử dụng lá răm ở mức vừa phải sẽ tốt cho sức khỏe nhất.

- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Xác thực truy xuất nguồn gốc - 'thuốc đặc trị' chống hàng giả
Khi nền kinh tế số đang trở thành một trong những trụ cột phát triển của đất nước, thì yêu cầu về tính xác thực, minh bạch và khả năng truy xuất nguồn gốc của hàng hóa không chỉ phục vụ công tác quản lý nhà nước mà còn là điều kiện tiên quyết để nâng cao niềm tin thị trường trong nước và hội nhập quốc tế.July 9 at 8:25 am -
Công tác đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP được chia thành 02 cấp
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1489/QĐ-TTg ngày 6/7/2025 sửa đổi, bổ sung một số nội dung Quyết định số 148/QĐ-TTg về việc phê duyệt Bộ tiêu chí và quy trình đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP).July 7 at 7:32 am -
Lấy lại nụ cười tự tin với dịch vụ bọc răng sứ tại TCI
Hàng nghìn khách hàng đã tìm lại nụ cười tự tin nhờ dịch vụ bọc răng sứ tại Khoa Răng Hàm Mặt bệnh viện Đa khoa Quốc tế (ĐKQT) Thu Cúc TCI.July 3 at 12:01 pm -
Đau họng, ợ hơi, tức ngực: Người đàn ông ngỡ ngàng phát hiện ung thư đại tràng sớm qua nội soi
Người đàn ông 37 tuổi khỏe mạnh bàng hoàng phát hiện có tổn thương nguy cơ ung thư nhờ công nghệ nội soi hiện đại tại Bệnh viện Thu Cúc. Câu chuyện của anh là hồi chuông cảnh tỉnh cho nhiều người trẻ còn đang chủ quan, thờ ơ với sức khỏe tiêu hóa.July 2 at 10:13 am